Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế ký Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác
Bảo hiểm xã hội phải thực sự trở thành trụ cột Thống nhất với đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Gần 470.000 người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần |
Trước đó, vào ngày 31/12/2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế đã ký Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT (Quy chế số 5423) để thực hiện trao đổi thông tin về: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập; công tác phối hợp và kết quả thanh tra, kiểm tra giữa hai cơ quan.
Đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế ký kết Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa hai ngành. |
Sau hơn 5 năm thực hiện Quy chế số 5423, số lượng tổ chức trả thu nhập cơ quan Thuế cung cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội khoảng 550 ngàn đơn vị/năm, với số lao động dao động trong khoảng 18-20 triệu người/năm.
Từ dữ liệu do cơ quan Thuế cung cấp, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã rà soát, xác định số doanh nghiệp chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; qua đó đã khai thác, phát triển được thêm nhiều người tham gia.
Cụ thể, số đơn vị đăng ký tham gia là trên 115.000 đơn vị; số lao động đăng ký tham gia là trên 2,6 triệu người; số tiền truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là trên 214 tỷ đồng; số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đơn vị sử dụng lao động đã nộp là trên 3.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Quy chế số 5423 còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc do có sự khác biệt về quản lý như: Căn cứ tính bảo hiểm xã hội và tính thuế thu nhập cá nhân; thời gian khai bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân của đơn vị sử dụng lao động; thời gian nộp hồ sơ, quy trình nghiệp vụ của hai bên…
Nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc nêu trên, hướng tới sự phối hợp hiệu quả hơn nữa giữa hai ngành, Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế được ký kết ngày hôm nay sẽ thay thế Quy chế số 5423. Quy chế mới đã được hoàn thiện hơn về nội dung, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Quản lý thuế, nhằm hướng tới mục tiêu để người lao động tại mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều được tham gia đầy đủ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Quy chế bao gồm 3 chương, 12 điều quy định nguyên tắc, nội dung phối hợp, chia sẻ dữ liệu và trách nhiệm tổ chức thực hiện…. giữa hai ngành, trong đó, quy định rõ về dữ liệu chia sẻ giữa hai cơ quan.
Theo đó, dữ liệu do cơ quan Thuế chia sẻ bao gồm: Thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế; thông tin cá nhân trong tổ chức trả thu nhập; thông tin ghi nhận việc trích và khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại tổ chức trả thu nhập qua thanh tra, kiểm tra.
Dữ liệu do cơ quan Bảo hiểm xã hội chia sẻ bao gồm: Thông tin tổ chức trả thu nhập tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thông tin cá nhân trong tổ chức trả thu nhập đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thông tin đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của tổ chức trả thu nhập qua thanh tra, kiểm tra.
Đặc biệt, so với Quy chế số 5423, Quy chế lần này đã bổ sung một số điểm mới tích cực như: Bổ sung thêm căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật; đặt ra quy định phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra; quy định phương thức chia sẻ dữ liệu; quy định về đối soát, hiệu chỉnh và xử lý sự cố hệ thống công nghệ thông tin.
Để triển khai hiệu quả Quy chế, phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế sẽ quyết liệt chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội và Cục Thuế các địa phương xây dựng chương trình phối hợp, đảm bảo tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung của Quy chế; tiếp tục xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu được thông suốt, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra; thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, các đơn vị nghiệp vụ và từng viên chức trong việc thực hiện Quy chế, coi đây là nội dung, chỉ tiêu thi đua của mỗi ngành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24