Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân
Đây là một trong những hoạt động của cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023 đang được báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức AAV và AFV tổ chức.
Cuộc tọa đàm có sự tham gia của 3 diễn giả là ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam; ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam và ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam phát biểu tại chương trình |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Quỹ AFV cho biết: Chủ đề nhà ở xã hội nóng hơn trong những năm gần đây khi tốc độ đô thị hóa ở các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh diễn ra ngày càng nhanh. Trong khi mục tiêu về quỹ đất cho nhà ở xã hội và số lượng căn hộ nhà ở xã hội được xây dựng đều chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người lao động.
Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Xây dựng thu thập ý kiến của người dân, cơ quan, các bộ ngành trong cả nước, kết quả phát triển nhà ở xã hội thời gian qua chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn vừa qua còn thiếu rất nhiều, cả nước mới quy hoạch, bố trí được 36,34% diện tích đất so với nhu cầu đến năm 2020.
Nhà ở cho người lao động cũng là vấn đề các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng rất quan tâm thực hiện. Điển hình, ở Singapore là quốc gia thành công về chính sách nhà ở cho người dân, nổi bật với 80% dân số trong các tòa nhà được xây dựng nhờ sự trợ giúp của Chính phủ - một con số vô cùng ấn tượng mà có lẽ ít quốc gia nào hiện nay có thể thực hiện được.
Chuyên gia trao đổi về thực trạng, giải pháp đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhà ở cho công nhân. |
Ở Việt Nam, Chính phủ đã đề ra mục tiêu giải quyết nhà ở xã hội cho người lao động nhưng quá trình thưc hiện còn nhiều rào cản khiến số lượng công nhân chưa tiếp cận được với các phúc lợi về nhà ở xã hội chiếm tỷ lệ cao.
“Đảm bảo quyền được có nhà ở an toàn, giá rẻ cho người lao động, vấn đề nhà ở cho công nhân đã được Ban tổ chức chương trình lựa chọn làm chủ đề của cuộc thi từ mùa 2 năm 2022. Để giúp phóng viên báo chí có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về nhà ở cho người lao động, Ban tổ chức cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023 tiếp tục lựa chọn chủ đề nhà ở cho người lao động năm 2023” - ông Tạ Việt Anh cho biết.
Tại chương trình, các diễn giả đã thảo luận, trao đổi về những nội dung: thực trạng nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động; Xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân - vấn đề cấp bách và cải thiện chỗ ở cho người lao động.
Theo các chuyên gia, hiện nay, nhu cầu về nhà ở của công nhân là rất lớn song nhu cầu này chưa được đáp ứng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: có tới 80-90% công nhân hiện nay đang thuê nhà dân, một số ít ở ký túc xá, khu lưu trú, và rất ít công nhân mua được nhà ở xã hội.
Còn ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban quản lý dự án thiết chế Công đoàn (Tổng LLĐLĐ Việt Nam) cũng cho biết, tại nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, công nhân phải thuê nhà trọ do người dân tự xây dựng, điều kiện sống khá tạm bợ, diện tích phòng trọ chật hẹp (10m2), không có không gian vui chơi, giải trí...
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Riêng tại Hà Nội, ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội thông tin, Hà Nội có 10 khu công nghiệp, gần 170.000 công nhân. Các khu công nghiệp này được xây dựng, đi vào hoạt động từ rất lâu, trên dưới 20 năm nên không có quy hoạch, bố trí chỗ ở cho công nhân. Hiện Hà Nội, mới có 4 khu công nghiệp có khu nhà ở cho công nhân, tổng công suất thiết kế khoảng 22.450 chỗ chỉ đáp ứng được 13% nhu cầu của người lao động.
Trước "độ vênh" giữa thực trạng nhà ở và nhu cầu của người lao động, các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn đã và đang xúc tiến nhiều biện pháp để chăm lo nhà ở cho công nhân, ông Lê Văn Nghĩa cho biết, từ năm 2015-2017, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về đề án thiết chế Công đoàn (gồm nhà ở, nhà văn hóa, thể thao, trạm y tế, nhà trẻ, dịch vụ, thương mại...) phục vụ công nhân khu công nghiệp. Chính phủ đã có quyết định giao Tổng LĐLĐ thực hiện 50 thiết chế công đoàn. Hiện đã có 35 tỉnh, thành giới thiệu địa điểm (quy mô 3-7ha) cho Tổng LĐLĐ Việt Nam để bố trí xây dựng. Tuy nhiên, còn một số vấn đề về pháp lý cần phải điều chỉnh.
Về phía Hà Nội, ông Trần Anh Tuấn cho hay, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định, bắt buộc các khu công nghiệp bố trí 2% quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân. Thành phố ưu tiên nguồn vốn ngân sách cho xây dựng hạ tầng xã hội bao gồm các công trình phúc lợi công cộng; huy động nguồn vốn đầu tư các dự án nhà ở cho công nhân từ ngân sách thành phố, vốn vay ưu đãi, vốn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, vốn của doanh nghiệp sử dụng lao động...
Ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, trong khi việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân còn gặp nhiều khó khăn, không dễ giải quyết trong ngày một, ngày hai thì giải pháp trước mắt để chăm lo cho người lao động là quan tâm đầu tư cải tạo môi trường hạ tầng sinh sống ở nơi công nhân đang thuê trọ, không để họ tiếp tục phải sống trong cảnh tạm bợ, chật trội, ẩm thấp không đảm bảo điều kiện sinh hoạt cũng như sức khỏe.
Hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp đang rất lớn và cấp bách. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đạt kết quả rất thấp so với mục tiêu đề ra. Hiện mới đạt 5,2/12,5 triệu m2, tương đương khoảng 41,6% của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt ngày 30/11/2011. Trước nhu cầu cấp bách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để “an cư, lạc nghiệp”, ngày 1/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Tại Hội nghị, Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030. Đây là tin vui với rất nhiều người lao động, công nhân làm công ăn lương, đang phải đi thuê nhà trọ có cơ hội được thuê, thuê mua nhà ở xã hội với giá ưu đãi để ổn định tâm lý, toàn tâm toàn ý cho công việc lao động sản xuất. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Tin khác
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Đời sống 24/11/2024 20:50
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49