Để ứng xử giữa người và người thực sự có văn hóa

Bài cuối: Gìn giữ nét đẹp văn hóa ứng xử

Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng ra đời và được dư luận xã hội đón nhận. Sau một năm thực hiện đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề đặt ra là: Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng là đòi hỏi cấp bách từ thực tế, nhưng mức độ thành công đến đâu còn tùy thuộc vào sự chuyển biến trong ý thức và hành động của mỗi người. 
bai cuoi gin giu net dep van hoa ung xu Làm gương trước ở công sở
bai cuoi gin giu net dep van hoa ung xu Phát động toàn dân nâng cao văn hóa ứng xử

Hay nói cách khác, ứng xử văn minh nơi công cộng chỉ có thể được hình thành và duy trì lâu bền khi được xây dựng trên nền tảng của nhận thức, trách nhiệm và hành động của mỗi người dân Thủ đô trong việc giữ gìn nét văn hóa Hà Nội.

bai cuoi gin giu net dep van hoa ung xu
Người dân đã ý thức giữ gìn vẻ đẹp chung nơi lễ hội, du lịch

Tích cực triển khai

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trên toàn thành phố đã niêm yết công khai Quy tắc ứng xử tại các địa điểm từ phường xã đến những điểm du lịch công cộng.

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc : Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của cả nước; là biểu tượng của đất nước trong mở rộng quan hệ xã hội; Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh với giá trị nhân văn sâu sắc để văn hoá và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn là việc làm quan trọng của Thu đô và cả nước.

Cụ thể, huyện Đông Anh có 31 thôn, làng thuốc 6 xã lắp đặt niêm yết Quy tắc ứng xử nơi công cộng; quận Nam Từ Liêm treo 274 bảng niêm yết Quy tắc tại trụ sở ủy ban Nhân dân, cơ quan, đơn vị, trường học, di tích lịch sử, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng và niêm yết quy tắc trên cổng thông tin điện tử của quận, phường… Đồng thời, Nam Từ Liêm cũng tổ chức 40 Hội nghị tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng, in cấp phát 40.000 tờ gấp tới tay nhân dân.

Quận Bắc Từ Liêm cũng đáng được ghi nhận với 25.000 tờ gấp tuyên truyền đến hộ gia đình; quận Hai Bà Trưng 75.000 tờ gấp và 800 cuốn Quy tắc ứng xử nơi công cộng phát đến từng hộ gia đình; quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tuyên truyền Quy tắc ứng xử với 700 đại biểu tham dự; quận Cầu Giấy ngoài việc tuyên truyền trên hệ thống loa phường còn tổ chức mỗi phường có 2 xe đạp có gắn hệ thống loa đi tuyên truyền trong các ngõ ngách tổ dân phố về các nội dung thực hiện ứng xử văn minh đô thị, đặc biệt là nội dung Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Long Biên, Bắc Từ Liêm đã tiến hành phối hợp với các phòng, ban chức năng xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đối với cấp xã, thị trấn về việc rà soát, bổ sung quy định “nên làm”, “không nên làm” vào các hương ước, quy ước thôn làng, tổ dân phố sao cho phù hợp với các quy định của địa phương, triển khai tuyên truyền để nhân dân thực hiện.

Sau một năm tích cực tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền và sự ủng hộ của người dân thành phố, kết quả thật đáng khích lệ. Tại các vỉa hè, lòng đường Hà Nội đã tương đối phong quang.

Người dân thực hiện đổ rác đúng ngườ, đúng nơi quy định, duy trì vệ sinh thường xuyên, không đun nấu, đốt lửa trên vỉa hè; tại vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên, người dân đã dần ý thức hơn trong việc không hái hoa bẻ cành; tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, người dân chấp hành quy định hướng dẫn tại nơi thờ tự, tôn trọng tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, giữ gìn vệ sinh chung, không còn trường hợp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi; một số di tích đã cho du khách mượn áo choàng miễn phí để thoải mái khi thăm vãn cảnh đền chùa mà không bị ảnh hưởng bởi trang phục phản cảm, như Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ban quản lý Di tích đền Ngọc Sơn..

Tại bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa.. người dân cũng có ý thức hơn trong việc dùng điện thoại di động hoặc không làm hư hại, sai lệch hiện vật, không mang theo vật liệu nổ, dễ cháy. Tại các trung tâm thương mại, chợ, nhà hàng, quán ăn đã niêm yết giá và nguồn gốc sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Khách mua hàng cũng đã trật tự xếp hàng khi mua bán…

Ông Tô Văn Động Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cho biết: Đối với bộ Quy tắc ứng xử ở nơi công cộng, 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai, phổ biến quy tắc bằng nhiều hình thức khác nhau đến tất cả các ban, ngành, đoàn thể, thành viên ban chỉ đạo Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá các cấp, trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cử, các tổ trưởng tổ dân phố nắm rõ chủ trương.

Các địa phương đã tăng cường thời lượng tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên hệ thống truyền thông của cơ sở tới nhân dân trên địa bàn; Tuyên truyền quy tắc trên trang thông tin điện tử, đài truyền thanh của quận, huyện, xã, phường; bổ sung tài liệu Quy tắc ứng xử vào thư viện, tủ sách pháp luật đặc biệt là tủ sách của nhà văn hoá thôn, xóm, khu phố.

Còn nhiều hành vi ứng xử chưa đẹp

Nơi công cộng là ngoài công sở, có đặc điểm là đông người đến từ nhiều nền văn hóa tổ chức, cộng đồng khác nhau, thường khác nhau về lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, giàu nghèo, có cả khác nhau về ngôn ngữ, dân tộc, quốc gia… Vì vậy, văn hóa giao tiếp, ứng xử nơi công cộng có nhiều điểm khác, có đối tượng phức tạp hơn so với văn hóa ứng xử nơi công sở.

Đã một thời gian dài, dù là Thủ đô nghìn năm văn hiến, phong cách ứng xử của người dân mang đậm dấu ấn riêng, song những nét đẹp trong lối sống, giao tiếp của người dân Hà Nội có phần bị ảnh hưởng từ sự thay đổi từ môi trường sống hiện đại.

Từ lâu, Hà Nội đã ý thức rõ sự cần thiết của việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, với nòng cốt là xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa. Bởi vậy, một loạt chương trình xây dựng hình ảnh người Hà Nội văn minh lịch sự đã được thành phố phát động.

Thực tế cho thấy, vẫn còn hành vi ứng xử thiếu văn hóa không chỉ ở việc nói tục, chửi bậy, mà nó còn thể hiện qua nhiều cách ứng xử khác như viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng, chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng tham gia các dịch vụ công cộng, sẵn sàng gây gổ, sử dụng lời nói tục tĩu khi xảy ra mâu thuẫn cá nhân...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng có điểm chung là do một số môi trường xã hội thiếu lành mạnh đã tác động tiêu cực đến sự hình thành nhân cách, thể hiện qua hành vi ứng xử, lối sống của một số cá nhân. Những hành vi ứng xử như vậy, không chỉ làm suy giảm đạo đức của cá nhân, truyền thống tương thân tương ái, mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Thủ đô.

Theo ông Tô Văn Động, vẫn còn hành vi chưa đẹp, chưa nhân văn. Thậm chí, có hành vi vi phạm gây mất trật tự xã hội, mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Thủ đô.

Vẫn biết, Bộ Quy tắc ứng xử không thể một sớm một chiều đi vào cuộc sống, nhưng người dân Hà Nội vẫn đang rất nỗ lực để phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, trách nhiệm, tâm huyết, có lối sống lành mạnh, tinh thần tương thân tương ái, làm những việc có ích. Đó cũng là nhân tố bảo đảm cho Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội nhanh chóng phát huy giá trị trong cuộc sống.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động