Bác sĩ Nhật chia sẻ 4 hành động nhỏ vào buối sáng giúp bạn ít ốm
“Thủ phạm” vô tình khiến cơ thể người Việt thừa Cholesterol Những loại thức ăn dễ tìm giúp bạn hiếm khi ốm |
Khi chống chọi với bệnh tật, công nghệ y học tiên tiến đến đâu cũng khó đọ được việc duy trì khả năng miễn dịch. Bác sĩ người Nhật Bản, Yoshio Otani, chia sẻ chế độ chăm sóc sức khỏe trong 30 năm của ông. Trong số đó có “nghi thức chào buổi sáng” đơn giản giúp tăng cường miễn dịch:
Uống nước khi thức dậy
Khi thức dậy lúc 7h sáng, bạn nên uống một cốc nước trước. Thành phần của cơ thể chiếm 60% là nước, chỉ cần lượng nước mất đi một chút, bạn sẽ cảm thấy khát.
Ngoài ra, có nhiều hoạt động khác nhau trong cơ thể khi ngủ cần sử dụng nước. Bạn không thể bổ sung nước khi chìm trong giấc ngủ. Do đó, con người luôn ở trạng thái khô, không đủ nước vào buổi sáng.
Uống một cốc nước khi thức dậy có thể lưu thông nhịp nhàng lượng máu, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Vào mùa đông, uống nước đều đặn phòng ngừa được khô họng, làm cho họng hoạt động mạnh hơn để tống dị vật ra ngoài, chống cảm lạnh.
Cầm một chiếc khăn mặt để giảm huyết áp
Ảnh minh họa: PE |
Bạn giữ chặt khăn bằng một tay trong 2 phút, sau đó nghỉ 1 phút, lặp lại hai lần với mỗi tay. Người ta tin rằng hành động như vậy sẽ làm mềm các mạch máu do đó làm giảm huyết áp. Tất nhiên, bạn không cần phải sử dụng khăn tắm. Gối và chăn cũng có thể chấp nhận được, miễn là bạn giữ chúng chắc chắn bằng một tay.
Huyết áp là một giá trị dao động. Huyết áp của những người khỏe mạnh thấp vào ban đêm và tăng dần sau khi bắt đầu các hoạt động vào ban ngày.
Nhưng ngay cả khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn nên kiểm soát huyết áp của mình. Đừng để huyết áp của bạn tăng vọt quá mức. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tật.
Mở rèm cửa
Ảnh minh họa: Classclean |
Sau khi thức dậy, bạn hãy mở rèm ngay lập tức. Ánh sáng mặt trời có thể thiết lập lại đồng hồ sinh học.
Tận hưởng ánh nắng vào buổi sáng, não sẽ tổng hợp serotonin. Khi đêm tối, serotonin sẽ được dùng làm nguyên liệu để tiết ra melatonin, giúp ngủ ngon.
Chỉ cần bạn hòa mình trong ánh nắng, lượng melatonin sẽ tăng lên sau 15h. Nói cách khác, bạn có ngủ ngon vào ban đêm hay không là phụ thuộc vào buổi sáng hôm đó.
Tập thể dục lưỡi trong 5 phút
Ảnh minh họa: News-medical |
Sau khi rửa mặt, bạn hãy dành một chút thời gian để soi gương và áp dụng bài tập cho lưỡi.
Cách làm rất đơn giản. Đầu tiên, bạn há to miệng và lặp lại động tác thè lưỡi 2-3 lần rồi thu lại. Sau đó lắc đầu lưỡi từ bên này sang bên kia 2-3 lần. Kéo dài lưỡi giúp khởi động các cơ của lưỡi và các cơ nằm sâu trong gốc lưỡi.
Môn thể dục này dùng để luyện sức nuốt của cổ họng. Nếu sức nuốt suy giảm, nước bọt có chứa vi khuẩn đường miệng khi đi ngủ vào ban đêm có thể xâm nhập vào khí quản và gây ra tình trạng ngạt thở, viêm phổi.
Theo An Yên/vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38