6 điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý trong dịp Tết
Phòng tránh đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ và những việc mẹ cần làm Cứu sống bệnh nhân mắc đái tháo đường hoại tử bàn chân Phẫu thuật loại bỏ u nặng gần 3kg cho bệnh nhân 72 tuổi |
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, việc thoải mái trong chế độ ăn uống và sinh hoạt trong những ngày Tết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh đái tháo đường, nguy cơ gây rối loạn đường, khiến người bệnh bị các biến chứng nặng và phải nhập viện cấp cứu.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn bánh chưng với lượng vừa phải để tranh làm tăng đường huyết. |
Do đó, người đái tháo đường cần lưu ý 6 điều sau:
Một là, duy trì chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn nhất đến đường huyết, và các món ăn ngày Tết thực sự là cạm bẫy với người bệnh đái tháo đường. Bởi các món ăn ngày Tết đều rất ngon nhưng lại có nhiều đường, nhiều tinh bột như bánh chưng, xôi gấc, bánh kẹo, mứt tết, ô mai...
Để tránh làm tăng đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên ăn bánh chưng, cơm, miến với lượng vừa phải; ăn tăng các đồ ăn có nhiều chất xơ như rau xanh, súp lơ, ăn vừa phải măng; không nên ăn bánh, kẹo, sô cô la, mứt. Khi thấy đồ ăn ngon và muốn ăn nhiều hơn bình thường thì nên tiêm tăng khoảng 2 đơn vị insulin trước bữa ăn đó; không ăn sát giờ đi ngủ đêm. Một điều quan trọng, là cần ăn đúng giờ và đủ số bữa mỗi ngày để việc uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin được duy trì.
Hai là, nên giữ thói quen vận động, tập thể dục. Tập thể dục cùng với chế độ ăn được coi là nền tảng của mọi phác đồ điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, trong ngày Tết mọi người thường ngồi nhiều hơn do phải thường xuyên ngồi tiếp khách hoặc các bữa ăn kéo dài.
Để khắc phục, người đái tháo đường lưu ý không ngồi quá 30 phút. Duy trì thói quen làm việc nhà như nấu ăn, quét nhà, chăm cây... Trừ ngày mùng 1 quá bận rộn, hãy duy trì được các thói quen đi bộ, chạy...
Ba là, nên tiêm và uống thuốc đầy đủ và đúng giờ, cả thuốc đái tháo đường và các thuốc tim mạch, mỡ máu... Sử dụng các thuốc đái tháo đường đầy đủ và đúng giờ là điều kiện tiên quyết để giữ đường huyết ở mức cho phép, nhờ đó tránh được các biến chứng của đái tháo đường.
Trong những ngày Tết, người bệnh đái tháo đường rất hay bị quên uống hoặc tiêm thuốc hạ đường huyết. Để tránh sai lầm nguy hiểm này, tốt nhất người bệnh nên giữ thói quen sinh hoạt (ngủ, thức dậy và ăn) đúng giờ hoặc chỉ muộn hơn một chút; đặt lịch nhắc uống thuốc trên điện thoại để không bị quên. Để tất cả các thuốc cần thiết đủ dùng trong ít nhất 1 ngày vào một chiếc túi và luôn mang theo khi ra khỏi nhà; người nhà người bệnh cũng cần lưu ý nhắc họ việc uống thuốc khi đến giờ.
Lưu ý là không chỉ thuốc đái tháo đường, các thuốc điều trị tăng huyết áp hay mỡ máu, thuốc tim mạch... cũng rất quan trọng và người bệnh đái tháo đường bắt buộc phải được dùng đầy đủ và đúng giờ.
Bốn là, nên đo đường huyết thường xuyên. Đường huyết cao là thủ phạm trực tiếp và nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng ở người bệnh đái tháo đường. Mục tiêu đường huyết mọi người bệnh cần đạt trước các bữa ăn là từ 4,4 - 7,2 mmol/L và sau ăn là dưới 10,0 mmol/L.
Tuy nhiên chỉ khi đường huyết rất cao (thường > 19,5 mmol/L) hoặc rất thấp (< 4,0 mmol/L) thì người bệnh mới có các triệu chứng như mệt, đái nhiều, khát nước, mà khi có các biểu hiện này thì thường bệnh đã nặng rồi.
Vì vậy, người bệnh cần đo đường huyết mao mạch ít nhất 1 - 2 lần mỗi ngày, ưu tiên đo vào trước các bữa ăn cũng là trước khi uống thuốc hoặc tiêm insulin để biết đường huyết của mình có tốt không và có cần tăng hay giảm liều thuốc đái tháo đường không. Ngoài ra, bất cứ khi nào người bệnh đái tháo đường ăn nhiều hoặc thấy mệt, đói hay bị rối loạn tiêu hóa... thì cũng cần đo đường huyết ngay.
Năm là, nên đi ngủ đúng giờ. Mất ngủ hoặc ngủ muộn đã được chứng minh là yếu tố làm đường huyết cao và dao động. Tuy nhiên tình trạng thức rất khuya, ngủ rất muộn là khá phổ biến ở mọi người, trong đó có nhiều người bệnh đái tháo đường.
Đáng ngại là người thức khuya thường có thêm các bữa ăn phụ làm tăng đường huyết và sáng hôm sau dậy muộn sẽ bỏ bữa ăn sáng và không uống thuốc. Trừ đêm giao thừa là ngoại lệ duy nhất thì người bệnh đái tháo đường nên đi ngủ đúng giờ, và sáng hôm sau cũng không nên ngủ muộn hơn ngày thường quá 1 giờ.
Sáu là, nên đi khám hoặc liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy mệt, sốt. Trong những ngày Tết, các bệnh viện đều luôn duy trì đội ngũ nhân viên y tế trực để bảo đảm việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân.
Vì vậy, khi có những biểu hiện sau đây thì người bệnh đái tháo đường cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị hoặc nhập viện điều trị sớm: Nôn liên tục trong vòng hơn 6 giờ, vì có nguy cơ cao bị mất nước; đường huyết cao trên 15,0 mmol/L liên tục trong 24 giờ; có các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm toan ceton như: Nôn, đau bụng, thở nhanh và hơi thở có mùi hoa quả thối, rối loạn ý thức; bị ngộ độc thức ăn, sốt...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46