Phẫu thuật loại bỏ u nặng gần 3kg cho bệnh nhân 72 tuổi
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân bị u thần kinh khổng lồ Hy hữu bệnh nhân có khối u lách nặng 2,3kg |
Bệnh nhân L. cho biết có thói quen uống bia nhiều, thể trạng béo nhiều năm và mắc tăng huyết áp, đái tháo đường nhưng điều trị không thường xuyên. Trước khi vào viện thăm khám, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ý thức chậm, méo miệng, ăn uống rớt thức ăn. Tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, các xét nghiệm, chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ - nhồi máu não/ tăng huyết áp, có u lớn hạ vị.
![]() |
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Kết quả thăm khám lâm sàng cho thấy trong bụng mang khối u lớn 20 x 25 cm. Bệnh nhân cho biết trước đây vẫn chủ quan cho rằng "béo bụng do uống bia" và hiếm khi đi khám bệnh. Sau khi được hội chẩn chuyên khoa và điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 ngày, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Ngoại tiêu hóa để điều trị tiếp loại bỏ khối u.
Theo bác sĩ Bùi Đức Duy, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, đúng như dự đoán, khối u lớn chiếm hết cả tiểu khung, đè đẩy mạnh bàng quang, trực tràng, là nguyên nhân khiến bệnh nhân khó đại tiện, đi tiểu liên tục, tiểu đêm nhiều. Khối u lớn nặng 2,7 kg nằm ngay sát niệu quản và các mạch máu lớn khiến phẫu thuật rất khó khăn. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy đó là một khối u cơ trơn lành tính.
Bác sĩ Duy cho biết đây là ca bệnh phức tạp, bệnh nhân mắc phối hợp nhiều bệnh nền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường đã có biến chứng nhồi máu não, kèm theo khối u rất lớn sau phúc mạc.
Khối u gây đè đẩy, chèn ép rất mạnh tới các tạng trong ổ bụng và nguy cơ xâm lấn, liên quan tới niệu quản và các mạch máu lớn sau phúc mạc, tiên lượng cuộc phẫu thuật cũng như quá hình hồi phục sau phẫu thuật sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, may mắn sau phẫu thuật 5 ngày, bệnh nhân đã có thể ăn uống bình thường, đi lại tốt, vết mổ khô và được xuất viện.
"Từ trường hợp bệnh nhân trên có thể thấy hiện nay nhiều người dân chưa chú trọng việc đi khám sức khoẻ định kỳ, kể cả nhiều trường hợp ở ngay sát bênh viện. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng bệnh nặng, nhiều bệnh phối hợp khiến quá trình điều trị phức tạp, nhiều nguy cơ rủi ro, tai biến. Bởi vậy, dù là khỏe mạnh thì mỗi người đều nên khám sức khỏe định kì, ít nhất mỗi năm một lần"- bác sĩ Duy cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41