5 tiêu chí thẩm định tài liệu giáo dục địa phương
Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp | |
Không quy định cứng nhắc định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học | |
Sẽ có thay đổi trong lựa chọn sách giáo khoa |
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Thông tư quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để lấy ý kiến rộng rãi.
Theo dự thảo, có 5 tiêu chí thẩm định tài liệu. Cụ thể, tiêu chí 1: Điều kiện tiên quyết của tài liệu là phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định của pháp luật; không có định kiến xã hội về giới, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị.
Theo dự thảo Thông tư, tài liệu giáo dục địa phương phải phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa) |
Tiêu chí 2 về nội dung tài liệu: Tài liệu bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu, hướng nghiệp, các vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống của địa phương.
Đồng thời đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018); chú trọng hình thành năng lực vận dụng, thực hành phù hợp với trình độ, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy năng lực của học sinh.
Tiêu chí 3 về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá: Các bài học hoặc chủ đề trong tài liệu tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá, phù hợp với thực tiễn tổ chức dạy học tại địa phương.
Tiêu chí 4 về cấu trúc và hình thức trình bày: Tài liệu được thiết kế theo từng bài học, chủ đề riêng biệt hoặc tích hợp, lồng ghép nội dung kiến thức về một số lĩnh vực vào một bài học, chủ đề, đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tài liệu có tính mở, khuyến khích cách tiếp cận đa dạng bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đối với nội dung giáo dục địa phương;
Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; tranh, ảnh, bảng, biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ, dữ liệu, số liệu bảo đảm rõ ràng, chính xác, cập nhật, phù hợp với nội dung chủ đề hoặc bài học.
Được biết, tại Hà Nội, từ cuối tháng 12/2019, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 274/KH-UBND về tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, trong năm 2020, tài liệu giáo dục địa phương sẽ được tổ chức biên soạn, hoàn thiện và tổ chức dạy đại trà đối với học sinh lớp 1 trên địa bàn thành phố; năm 2021 sẽ hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12. |
Tiêu chí 5 về ngôn ngữ, thuật ngữ: Ngôn ngữ, thuật ngữ sử dụng trong tài liệu là Tiếng Việt được diễ đạt trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi và bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp; thể thức, kỹ thuật trình bày, các chữ viết tắt, kí hiệu, phiên âm, đơn vị bảo đảm theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định tài liệu. Hội đồng được thành lập theo cấp học.
Thành phần Hội đồng bao gồm: Cán bộ quản lý và chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ quản lý, giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông; nhà khoa học; người tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nghệ nhân; đại diện một số sở, ban, ngành liên quan. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, ít nhất 1/3 số thành viên hội đồng là giáo viên đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, minh bạch, khách quan, trung thực. Hội đồng xếp loại “Đạt” đối với tài liệu được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hội đồng xếp loại “Đạt”. Đối với các tài liệu được xếp loại “Đạt”, Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lấy ý kiến đóng góp dự thảo Thông tư quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương đến hết ngày 16/7/2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58