1.574 tác giả tham gia biên soạn sách giáo khoa cho 6 khối lớp
Huy động nhiều chuyên gia giỏi để biên tập
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT tại Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng SGK giáo dục phổ thông được tổ chức ngày 29/9, chủ trương xã hội hoá SGK đã huy động được nhiều tổ chức cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn SGK.
Học sinh tại hoạt động trưng bày SGK Việt Nam và các nước. |
Cụ thể: Có 6 Nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành SGK môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp (gồm các Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh, Đại học Huế); 3 tổ chức biên soạn SGK (gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Việt Nam VPBOX, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản Thiết bị Giáo dục Việt Nam VEPIC, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xuất bản Giáo dục Việt Nam VICTORIA.
Đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm thực tế và năng lực biên soạn SGK đến từ các trường đại học sư phạm, trường đại học chuyên ngành, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục phổ thông tham gia biên soạn SGK. Trong đó có nhiều tác giả là Tổng chủ biên, Chủ biên và thành viên biên soạn Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tham gia biên soạn, bồi dưỡng các môđun triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp (Lớp 1 là 221 tác giả, lớp 2 là 199 tác giả, lớp 3 là 234 tác giả, lớp 6 là 276 tác giả, lớp 7 là 318 tác giả, lớp 10 là 382 tác giả. Các tác giả đều đã được tập huấn về biên soạn SGK và đạt tiêu chuẩn cá nhân viết SGK theo quy định. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ Tiến sĩ trở lên.
Quy trình biên soạn SGK được quy định cụ thể tại các Thông tư của Bộ GD&ĐT. Các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK cần đảm bảo về hồ sơ biên soạn SGK; từ việc xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của Tổng chủ biên, Chủ biên, tác giả… bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng, cũng như tiến độ hoàn thành bản mẫu SGK.
Đến nay, SGK lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10 đã được phê duyệt và sử dụng trong các trường phổ thông. SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 đang được thẩm định. SGK lớp 5, lớp 9, lớp 12 của các tổ chức, cá nhân đang được biên soạn. Kết quả đến thời điểm hiện tại đã khẳng định thành công của chủ trương xã hội hoá biên soạn SGK.
Tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn sách
Nhận định rõ ưu điểm và hạn chế trong chất lượng bản mẫu SGK cùng việc thẩm định, phê duyệt và lựa chọn, cung ứng SGK, Bộ GD&ĐT đưa giải pháp triển khai tiếp theo cho vấn đề này.
Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng thực nghiệm bản mẫu SGK. (Ảnh minh họa) |
Theo đó, thời gian tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn SGK theo quy định ngay từ việc lựa chọn tác giả, biên soạn và thực nghiệm bài dạy minh hoạ của bản mẫu SGK, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình; tăng cường công tác thực nghiệm SGK, khai thác góp ý sau thực nghiệm, xin ý kiến nội bộ để tăng cường chất lượng bản mẫu SGK.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng thực nghiệm bản mẫu SGK, đảm bảo bài thực nghiệm đại diện cho các chủ đề trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục, đặc biệt đảm bảo tính khả thi của các bài thực hành, thí nghiệm, bài học dự án; bảo đảm SGK tinh giản tối đa kênh chữ, kênh hình, khai thác hiệu quả hình ảnh và ngữ liệu để đảm bảo hiệu quả bài học và giảm giá thành SGK; đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt SGK, dành thời gian để địa phương nghiên cứu, lựa chọn SGK đáp ứng với điều kiện, đặc thù của từng vùng, miền.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường việc tiếp nhận ý kiến đề xuất lựa chọn SGK từ các cơ sở giáo dục phổ thông của Hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh; phối hợp tốt trong việc thông tin nhu cầu sử dụng SGK của địa phương và cung ứng để bảo đảm đủ SGK; tăng cường trang bị SGK, sách tham khảo cho các thư viện trường học, đảm bảo giáo viên, học sinh có đủ SGK, tài liệu để tham khảo trong quá trình dạy - học; huy động tận dụng, tái sử dụng SGK đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48