10 đề xuất chung tay giảm rác thải nhựa
Hiệu quả từ mô hình sử dụng làn đi chợ thay thế túi ni lông | |
Nhiều mô hình mới thiết thực, mang sắc thái riêng | |
Từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon là việc làm cấp thiết |
Cùng với tình hình rác thải nhựa trên thế giới, thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đang ngày càng báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên tới 80 tấn. Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng thời gian 1990 – 2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên chóng mặt, từ 3,8 kg/người/năm lên đến 41 kg/người/năm.
Hà Nội sạch đẹp không có rác. (Ảnh nguồn internet) |
Từ năm 1996, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3093/QĐ-UB, Ban hành quy định quản lý rác thải của thành phố, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị chức năng và có chế tài xử phạt nếu các tổ chức, cá nhân và người dân vi phạm. Tiếp theo đó, Thành phố ban hành Quyết định số 50/2010/Đ-UBND ngày 9/10/2010, về “Cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách thành phố thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội”.
Đến năm 2014, Thủ tướng có Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn (tám khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và chín khu đầu tư mới). Vùng I, bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì), các huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn), có năm khu xử lý chất thải rắn.
Vùng II, gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện (Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức), có sáu khu xử lý chất thải rắn. Vùng III, gồm một phần quận Hà Đông, các huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ), thị xã Sơn Tây, có sáu khu xử lý chất thải rắn.
Về công nghệ, theo quy hoạch phải sử dụng công nghệ tái chế nhựa, giấy, sắt thép; xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh; công nghệ đốt, kết hợp thu hồi năng lượng; chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
Tuy nhiên, Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ban Đô thị, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội cho thấy: Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (chiếm khoảng 89%), xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và chỉ đạt 43% so với công suất thiết kế.
Việc đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp, xây mới các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa hợp lý, thành phố mới chỉ tập trung đầu tư các khu xử lý tại vùng I và vùng III, trong khi đó, vùng II - phía nam chưa có khu xử lý, nhà máy nào hoạt động.
Áp lực về xử lý rác thải sinh hoạt đang là bài toán nan giải với các cơ quan chức năng TP Hà Nội. Bởi riêng lượng rác thải hằng ngày chuyển lên Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đã đến mức hơn 4.000 tấn/ngày, có khi 6.000 tấn/ngày. Hiện nay Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đã có nhà máy đốt rác Nedo được xây dựng theo công nghệ Nhật Bản, công suất đốt rác cũng chỉ đạt 75 tấn mỗi ngày/đêm, đồng nghĩa không thể xử lý hết số lượng rác thải lên đến hàng nghìn tấn/ngày.
Thực tế, trong những năm qua, người dân ở cạnh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) đã từng nhiều lần chặn xe rác, bởi việc vận chuyển, xử lý rác gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của họ, khiến cho rác trong khu vực nội thành bị ùn ứ, gây ô nhiễm nhiều ngày.
Cuối năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn, khởi công vào năm 2018. Theo kế hoạch, dự án cơ bản hoàn thành vào tháng 8/2020 và đưa vào vận hành thử trong tháng 10/2020.
Chính quyền đã rất nỗ lực xây dựng một Hà Nội xanh, sạch, đẹp và đáng sống, các đoàn thể cũng không ngừng trăn trở và đi đầu trong các hoạt động phong trào xây dựng môi trường, dọn dẹp môi trường, điều đó là rất tích cực và đáng được ghi nhận.
Một trăm người đi nhặt rác liên tục nhưng có một triệu người xả rác thì liệu rằng chúng ta có gom xuể được không? Một nhóm người nỗ lực nhưng nhiều nhóm lại không chung tay thì liệu rằng đến bao giờ mới có thể đạt được Thủ đô văn minh?
Gải pháp đề xuất
Hà Nội cần có chiến lược xử lý rác thải sinh hoạt rõ ràng, lâu dài, bền vững. Phải khẩn trương có công nghệ mới thân thiện với môi trường như đốt rác kết hợp thu hồi năng lượng để phát điện, giảm tỷ lệ chôn lấp
1. Hà Nội cần hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường
Sau khi sử dụng đồ nhựa, hãy vất bỏ vào thùng rác, điểm thu gom, tránh vứt bừa bãi. Hạn chế sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa sử dụng một lần và thay thế bằng đồ sử dụng nhiều lần từ vải, sứ, gỗ, tre,…
Mỗi người và gia đình cần phân loại rác thải nhựa trước khi mang ra bãi rác hoặc để người thu gom rác đến xử lý giúp việc tái chế nhựa dễ dàng hơn. Các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… và mỗi cá nhân phải chung tay bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế dùng cốc nhựa, túi nilon, các đồ dùng nhựa 1 lần và thay vào đó hãy sử dụng sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường
2. Hà Nội cần hạn chế chôn rác
Quỹ đất có hạn, chôn rác thì gây ô nhiễm nên cần chuyển sang đốt rác. Hà Nội cần tăng cường công tác phân loại rác thải tại nguồn theo hướng: Phân chia địa bàn các huyện thành nhiều vùng khác nhau để áp dụng các phương thức phân loại, thu gom phù hợp với công nghệ xử lý; kết hợp với việc phân loại tinh tại các trạm trung chuyển nhằm tăng hiệu quả xử lý, tái chế rác thải, giảm tỷ lệ chất thải phải vận chuyển đi chôn lấp, xử lý; nghiên cứu xây dựng kế hoạch hướng tới việc phân loại phù hợp với công nghệ xử lý trong bối cảnh Thành phố đang đẩy mạnh xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện.
Cơ giới hóa việc thu gom, vận chuyển rác đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Thực hiện nghiêm túc việc bỏ rác, thu gom đúng giờ, đúng quy định.
3. Khuyến khích sản xuất bao bì thân thiện môi trường
Bên cạnh những cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, thực tế vẫn còn không ít khó khăn trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, nhất là phân loại rác tại nguồn. Để từng bước khắc phục, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để hạn chế sử dụng túi nilon, hạn chế xả trực tiếp rác thải nhựa ra môi trường.
Để phong trào chống rác thải nhựa ngày càng lan rộng, ngoài việc tuyên truyền, vận động, sự vào cuộc tích cực của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan chức năng cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất bao bì xanh, thân thiện môi trường hoặc các sản phẩm sinh học dễ phân hủy.
4. Thay đổi nhận thức của người dân
Dù công nghệ nào đi chăng nữa, chỉ khi rác được phân loại đúng tiêu chuẩn mới đảm bảo được hiệu năng xử lý và ngăn các khí thải có hại sinh ra trong quá trình đốt. Việc phân loại rác không chỉ đáp ứng các yêu cầu về xử lý mà còn giúp đảm bảo độ bền, tuổi thọ cho hệ thống, máy móc xử lý.
Nếu mỗi gia đình tự phân loại rác tại nhà với mức độ chính xác khoảng 80% sẽ tiết kiệm cho chính phủ một khoản tiền khổng lồ để xử lý rác thải. Chúng ta cần bắt đầu với việc thay đổi thói quen, nhận thức của người dân nhất là nhận thức của trẻ em.
Việc xử lý rác thải vẫn đang được bao cấp và gần như không có doanh nghiệp nào muốn tham gia vì khả năng sinh lời rất thấp. Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với người dân nhằm cải thiện việc phân loại và xử lý rác thải này. Chế tài và các biện pháp xử phạt cũng là một công cụ hữu hiệu thực thi các quy định về phân loại rác tại nguồn.
5. Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường sống, vứt rác đúng nơi quy định, nói không với xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng như công viên, bệnh viện, trường học, nơi công sở, khu du lịch, lễ hội,...
Giáo dục nâng cao nhận thức cho trẻ em về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập. Giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ không có rãnh thoát. Mỗi gia đình cần có một thùng đựng rác có nắp đậy riêng và thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
6. Cần chú trọng đầu tư công nghệ xử lý rác
Liên quan đến công nghệ xử lý rác thải, qua đợt tổng rà soát, kiểm tra các bãi rác, khu xử lý rác thải trên cả nước năm 2019, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thông tin, trong toàn quốc hiện nay vẫn còn 71% rác thải xử lý theo hình thức chôn lấp (hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh); tỷ lệ các công nghệ khác là rất thấp (đốt 13%, còn lại là một số giải pháp khác).
Như ở Hà Nội, từ năm 1997 đến nay, chôn lấp vẫn là cách xử lý rác thải chủ yếu của Thủ đô. Trong khi, cứ 1 m3 rác thải được chôn xuống đất sẽ sinh ra 1,3 m3 nước rỉ rác gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; nghiên cứu cơ chế chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường; thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn.
7. Trồng nhiều cây xanh giảm mùi hôi của rác
Cây xanh là nguồn cung cấp oxy cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm sói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường đô thị đang ô nhiễm, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống. Mang thiên nhiên vào nhà cũng là cách giáo dục mọi người ý thức bảo vệ môi trường và đó là cách tích cực làm xanh môi trường.
8. Hạn chế sử dụng túi nilon
Nilon là vật khó phân hủy trong môi trường bình thường nó có thể tồn tại hàng trăm năm. Nếu sử dụng nhiều túi nilon mà không xử lý đúng sẽ gây lên hậu quả to lớn sau này. Để giảm thiểu túi nilon và các túi đựng bằng nhựa chúng ta nên hạn chế tối đa hoặc thay thế bằng các túi bằng giấy hay các loại túi dễ phân hủy.
9. Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và bền lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến mức cạn kiệt như hiện này.
10. Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống
Giờ đây khoa học phát triển hiện đại rất nhiều, nhiều thiết bị rất thân thiện môi trường và làm giảm ô nhiễm. Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống là phương pháp bảo vệ môi trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và hữu ích. Bảo vệ được môi trường sống là bảo vệ sức khỏe con người và phát triển kinh tế của đất nước.
Người dân ai cũng muốn hưởng thụ môi trường sống xung quanh xanh - sạch - đẹp là nhu cầu chính đáng nhưng chỉ trông chờ nỗ lực của những người làm công tác vệ sinh môi trường thôi là chưa đủ mà rất cần có sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng, nhất là vai trò của chính quyền sở tại trong việc giám sát đổ rác thải.
Hy vọng thời gian tới, chính quyền, các cấp, các ngành, cùng các tổ chức chính trị của phường Nam Đồng nỗ lực phát huy hơn nữa trong các công tác tuyên truyền, nhiều hành động cụ thể hơn nữa để tất cả người dân đều nắm rõ và cùng chung tay xây dựng Hà Nội phát triển, xứng tầm Thủ đô anh hùng, thành phố Hoà bình.
* Tít do Lao động Thủ đô đặt
Nguyễn Thu Hương (Ban Biên tập Tin Hà Nội 18 giờ, Đài PT-TH Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55