Xuân về ở xã “xuất ngoại”

Đàn ông phải đi chợ sắm tết, người già làm cỗ, luộc bánh chưng, đó là những nét khác biệt về cái tết ở xã Châu Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội. Bởi lẽ Châu Sơn là địa phương có rất nhiều người XKLĐ. Tuy nhiên, không vì thế mà cái tết của người dân Châu Sơn bớt đi ấm cúng. Niềm vui đón tết của nhiều gia đình còn được nhân lên bội phần bởi sau bao nhiêu năm lăn lộn, chịu thương chịu khó nơi xứ người, cuộc sống của họ giờ đã đủ đầy, sung túc hơn.

Niềm vui đoàn tụ

58635

Đến Châu Sơn vào những ngày cuối năm, nhiều người ngỡ ngàng trước diện mạo khang trang, hiện đại của một làng quê thuần nông từng thuộc diện khó khăn của huyện Ba Vì. Ven con đường làng đổ bê tông, những căn biệt thự xinh xắn, những dãy nhà cao tầng mọc lên san sát. Tết đã đến sớm ở Châu Sơn khi những cánh cổng nhà rộng mở đón bước chân người đi xa trở về. Tiếng nói cười, chào hỏi rộn ràng, lũ trẻ háo hức chờ quà của người lớn rồi hân hoan đùa vui, khoe áo mới.

Trong căn nhà ba tầng khang trang ở xóm 1, thôn Hạc Sơn, chị Lê Thị Lan đang hồ hởi cùng người thân dọn dẹp nhà cửa đón tết. Sau nhiều năm đi làm giúp việc ở Đài Loan, năm nay, chị Lan và gia đình mới có được một cái tết đoàn tụ. Ngắm nhìn căn nhà ngập tràn không khí tết với mâm ngũ quả trên ban thờ, tờ lịch mới treo tường, cây quất rực vàng bên hiên, chị Lan nhớ lại: “Trước đây, kinh tế gia đình tôi chỉ trông vào mấy sào ruộng, nghề phụ không có. Trong khi đó, mẹ già đau yếu thường xuyên, các con nhỏ đang tuổi ăn học nên cuộc sống gia đình lúc nào cũng khó khăn, thiếu thốn. Tết đến, mẹ già muốn có đồng quà, con nhỏ cần manh áo mới mà không thể có được chứ làm gì có đào, quất  thế này…”. Với quyết tâm thay đổi cuộc sống, năm 2004, chị Lan cùng một số chị em trong xã XKLĐ sang Đài Loan làm giúp việc gia đình. Nhờ chăm chỉ, thật thà, chị Lan được nhà chủ quý, trả lương cao và tạo điều kiện cho ở lại làm việc lâu dài. Vì thế, chị có tiền gửi về trang trải chi tiêu gia đình,  xây nhà và tích lũy. Gia đình có của ăn của để, cuộc sống khấm khá lên. “Giờ được đón tết trong cảnh sung túc, đủ đầy như thế này, tôi mừng lắm, thấy cũng bõ công sức bao năm vất vả ở xứ người”, chị Lan nói.  Kể về những cái tết xa gia đình, chị Lan bảo: “Tết ở Đài Loan cũng có nhiều nét giống tết ở Việt Nam và hơn nữa, nhà chủ mà tôi ở giúp việc luôn quý mến, coi tôi như một thành viên trong gia đình nên tôi vẫn luôn có những cái tết vui vẻ, ấm cúng nơi xứ người. Tuy nhiên, ai cũng vậy, ngày tết đi xa thì đều nhớ nhà, mong được quây quần, sum vầy với  người thân. Đó mới là hạnh phúc thực sự”.

Cũng như gia đình chị Lan, năm nay, gia đình ông Huệ, ở xóm 6, thôn Hạc Sơn, xã Châu Sơn cũng được đoàn tụ đón tết khi bà Phùng Thị Lịch- vợ ông đi XKLĐ ở Ma Cao về quê ăn tết. Nhanh tay xếp những chiếc bánh chưng mới gói vào nồi chuẩn bị nổi lửa, ông Huệ vui vẻ nói: “ Bà ấy mới về hôm qua, giờ đang đi loanh quanh thăm họ hàng làng xóm. Bao năm bà ấy đi xa, ở  nhà việc đồng áng, nội trợ, nuôi nấng con cái, một tay tôi lo hết. Luôn chân luôn tay quen rồi, nên chuyện chợ búa, gói bánh, đồ xôi ngày tết đối với tôi chỉ là chuyện vặt”. Nhà vắng phụ nữ, đàn ông  phải  quán xuyến, thời gian đầu ông thấy vất vả, quạnh hiu. Nhất là những ngày lễ, tết, mấy đứa con nhớ mẹ chẳng tha thiết chuyện cỗ bàn, vui chơi. Mẹ chúng ở nước ngoài gọi điện về cũng sụt sùi khóc  vì nhớ nhà. Thế nhưng, nghĩ đến kinh tế gia đình, tương lai con cái, ông Huệ lại tự nhắc nhủ mình và động viên vợ tiếp tục cố gắng. “Thấm thoắt mà bà ấy đi nước ngoài cũng gần chục năm rồi, giờ hai đứa con đều đã lớn, được ăn học tử tế, kinh tế gia đình khá giả hơn, đến lúc bà ấy được nghỉ ngơi và gia đình được đoàn tụ rồi”.

Cho sắc xuân thêm rực rỡ

Gia đình chị Lan, ông Huệ là hai trong số ít gia đình ở xã Châu Sơn có được niềm vui đón tết trong sự đoàn tụ sum vầy. Rất nhiều gia đình khác trong xã dường như đã quen với việc đón  tết  mà thiếu vắng người thân. Chẳng hạn như gia đình ông Tô Văn Kim, ở xóm 6, thôn Hạc Sơn. Vợ chồng con trai ông Kim là anh Tô Ngọc Thành và chị Phùng Thị  Bích Hải đi XKLĐ Hàn Quốc đã nhiều năm không về quê ăn tết. “Ở cái tuổi đáng lẽ được con cháu phụng dưỡng, nhưng chúng tôi lại chỉ có hai thân già chăm lo cho nhau và còn nuôi thêm đứa cháu nữa. Thế nhưng tôi cũng không thấy buồn tủi hay chạnh lòng. Đời mình nghèo, không cho con cái được của cải vật chất thì phải cố gắng giúp đỡ, ủng hộ để chúng yên tâm đi làm kinh tế. Vả lại thời buổi bây giờ, công nghệ thông tin phát triển, nào điện thoại, nào internet nên dù mỗi người một phương trời nhưng ngày nào bố con chúng tôi cũng có thể trò chuyện hỏi han  nhau. Nhất là dịp tết, các con liên tục gọi điện về hỏi thăm xem bố mẹ ở nhà chuẩn bị tết đến đâu, còn thiếu thốn gì không nên vợ chồng, ông cháu chúng tôi ấm lòng”, ông Kim bộc bạch.  Suy nghĩ của ông Kim cũng là suy nghĩ của đa số người dân Châu Sơn. Vì kinh tế gia đình, họ sẵn lòng chấp nhận chia ly, vất vả.

Ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch Công đoàn xã Châu Sơn cho biết, Châu Sơn vốn là một làng quê thuần nông, không có nghề phụ. Trước đây, thu nhập của người dân chủ yếu trông chờ vào hai vụ lúa và một vụ màu. Bởi vậy mà dù chịu thương, chịu khó đến mấy, cuộc sống của người dân vẫn đói nghèo, khó khăn. “Phong trào”  XKLĐ tràn đến xã bắt đầu từ năm 1997. Người nọ theo người kia, hầu như gia đình nào trong xã cũng  có người đi XKLĐ, thậm chí có nhà có 7 - 8 người bôn ba nước ngoài, chủ yếu là  Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia. Trung bình mỗi năm, có 400 lượt người dân Châu Sơn đi XKLĐ và thời kỳ cao điểm, xã có tới 60% số hộ gia đình có con em đi XKLĐ với trên 700 người.

Lãnh đạo xã Châu Sơn đánh giá, số lao động đi làm việc ngoài nước đã tác động tích cực đến nhiều mặt của xã hội, nhận thức của người dân nâng lên, thay đổi từ tập quán canh tác lạc hậu, đến tiếp nhận công nghệ sản xuất tiên tiến... XKLĐ đã mang lại nguồn thu nhập cao, cải thiện cuộc sống cho nhiều gia đình, tạo nguồn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của xã, thôn và làm cho diện mạo xã Châu Sơn khởi sắc. Theo thống kê của UBND xã Châu Sơn, hiện toàn xã có trên 50% số hộ xây được nhà cao tầng, nhà kiên cố, nhiều hộ xây biệt thự 3-4 tầng, rộng cả trăm mét vuông. “Phong trào XKLĐ rầm rộ cũng kéo theo hệ lụy như một số đứa trẻ thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của người mẹ nên sinh hư, sa vào tệ nạn. Một số gia đình xẻ nghé tan đàn vì vợ chồng xa nhau lâu ngày tình cảm nhạt phai... Nhưng đó chỉ là những trường hợp hiếm hoi, cá biệt còn XKLĐ vẫn là hướng đi đúng để phát triển kinh tế gia đình và địa phương”, ông Đức khẳng định.

Tết đã đến thật gần, không khí xuân đang tràn ngập từng ngôi nhà, ngõ xóm ở xã Châu Sơn. Trong những ngôi nhà cao tầng với đầy đủ tiện nghi của người dân nơi đây luôn đầy ắp tiếng cười. Có thể trong những ngôi nhà nào đó, giờ khắc giao thừa sẽ không có sự góp mặt đầy đủ của các thành viên, nhưng niềm vui tết vẫn đong đầy. Bằng chính sức lao động chân chính của mình, những người dân Châu Sơn đang góp phần làm cho sức xuân quê hương thêm rực rỡ.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động