Xử lý ô nhiễm làng nghề: Còn nhiều vướng mắc
Làng nghề và cách mạng công nghiệp 4.0 | |
An toàn cháy nổ tại các làng nghề |
Mối lo ô nhiễm
Theo thống kê, hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề, trong đó trên 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Các làng nghề đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Dễ thấy nhất là khâu giải quyết việc làm. Hiện làng nghề đã thu hút hơn 11 triệu lao động, khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn... Tuy nhiên, một vấn đề nan giải là có đến 46% số làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt, với nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá quy chuẩn hàng chục lần.
Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đã ở mức báo động từ khá lâu, song đến nay hầu hết các làng nghề vẫn chưa có công trình xử lý chất thải phù hợp. Phần lớn nước thải vẫn không được xử lý mà đổ thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt, gây ra cảnh ô nhiễm ao hồ.
Tại một số làng nghề mộc thuộc địa bàn huyện Thạch Thất, Chương Mỹ người dân chịu nhiều ảnh hưởng do ô nhiễm từ bụi gỗ. Ảnh: Luyện Đinh |
Trên địa bàn Hà Nội, nhiều làng nghề, hiện người dân đang phải “sống chung” với cảnh ô nhiễm bụi. Các làng nghề mộc ở Thạch Thất là ví dụ. Theo ghi nhận thực tế, xã Dị Nậu có hơn 3.000 hộ dân thì có tới trên 60% số hộ tham gia sản xuất nghề mộc. Việc làng nghề phát triển mạnh cả về quy mô lẫn số hộ sản xuất đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường địa phương thời gian gần đây. Các hoạt động làm mộc đã ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của người dân do tiếng ồn, mùi sơn và đặc biệt là bụi gỗ… từ hoạt động sản xuất phát tán ra không khí. Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại làng nghề Phù Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ.
Tại các làng nghề truyền thóng khác như: Sản xuất tăm hương Quảng Phú Cầu thuộc huyện Ứng Hòa; chế biến nông sản, thực phẩm Dương Liễu thuộc huyện Hoài Đức; làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì với nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái chế nhựa... đều có điểm chung là toàn bộ nước thải của các cơ sở sản xuất trong làng đều được “xả” thẳng ra môi trường.
Cần thêm nhiều giải pháp giảm thiểu
Nhìn nhận vấn đề trên khía cạnh pháp lý, theo ông Phan Tiến Duy - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Luật DLS Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính là cơ chế quản lý chồng chéo, từ cấp xã, huyện đến các sở, ngành. Nói cách khác, mỗi cơ quan kiểm soát một phần, cuối cùng chẳng rõ trách nhiệm thuộc về ai.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý III/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: Năm 2017, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Hà Nội đã kiểm tra, thanh tra gần 2.600 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 751 cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước với tổng số tiền phạt là 18,4 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kiểm tra, thanh tra tại 681 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 159 cơ sở với tổng số tiền phạt 5,1 tỷ đồng. Thời gian tới, thành phố sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố tập trung hơn nữa vào công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đi kèm các biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để nhằm xây dựng Thủ đô xanh, văn minh, phát triển bền vững. |
Theo ông Phan Tiến Duy, bên cạnh “phần cứng” là hệ thống pháp lý để xử lý những vi phạm môi trường, để các làng nghề phát triển bền vững, quản lý môi trường làng nghề thì phải dựa vào cộng đồng. Minh chứng dễ thấy là tại nhiều nơi, sau khi xây dựng, khôi phục các quy ước, hương ước của làng, xóm thì công tác góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường được chú trọng hơn. “Các địa phương cũng cần nghiên cứu, khuyến khích người dân làng nghề áp dụng các công nghệ mới, sử dụng năng lượng sạch, quy hoạch bố trí lại sản xuất để giảm chất thải… đưa ra mục tiêu cụ thể, có như vậy mới có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở khu vực làng nghề” - ông Phan Tiến Duy chia sẻ.
Ở cấp quản lý ngành dọc, hiện nay Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) là cơ quan có trách nhiệm theo dõi, quản lý chung môi trường tại các làng nghề, đã có nhiều đánh giá về những thiếu sót trong công tác này. Dễ thấy nhất là hiện cơ quan quản lý môi trường vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, phổ biến mà chưa có biện pháp xử lý “mạnh tay” để chấn chỉnh. Một khó khăn khác chính là sự thiếu sự đồng thuận, chung sức của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý làng nghề.
Khách quan nhìn nhận, hiện các cơ quan chức năng Hà Nội đang tích cực tháo gỡ tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ từng bước xử lý ô nhiễm môi trường cho 50 làng nghề đang có mức ô nhiễm nghiêm trọng; nâng cấp hạ tầng cho 50 làng nghề, tạo việc làm ổn định cho 1 triệu lao động nông thôn với thu nhập đạt từ 35 triệu đến 40 triệu đồng/người/năm.
Rõ ràng, công tác cải thiện vấn đề môi trường làng nghề mỗi ngày một tốt hơn đang đòi hỏi một loạt những biện pháp có tính chất tổng hợp, từ vấn đề chính sách pháp luật, vấn đề cơ chế, tài chính, kỹ thuật… trong đó quan trọng nhất là người dân làng nghề phải tự ý thức và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Ngoài ra, chính quyền các cấp cũng cần tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và có những chế tài mạnh, đủ sức răn đe. Hơn hết, để cứu làng nghề khỏi tình trạng ô nhiễm thì việc người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại các làng nghề vẫn là việc làm cấp thiết nhất.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17