Làng nghề và cách mạng công nghiệp 4.0
Thủ tướng đề nghị Công đoàn xây dựng chương trình ứng phó với cách mạng công nghiệp 4.0 | |
Căn hộ kiểu mẫu thời cách mạng công nghiệp 4.0 |
Khắc phục những điểm yếu cố hữu
Hà Nội tự hào là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, trong đó có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng và có bề dày về lịch sử. Số liệu từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, hiện Hà Nội có đến 1.350 làng nghề (chiếm 30% tổng số làng nghề trong cả nước).
Dệt thổ cẩm cũng đứng trước thách thức CMCN 4.0 |
Trong đó, có những làng nghề nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng (Gia Lâm); lụa Vạn Phúc (Hà Đông); tranh thêu Quất Động (Thường Tín); mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ)…Qua đó, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt mức 200 triệu USD/năm (năm 2017).
Với số liệu trên có thể thấy, hiện làng nghề đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Có ý nghĩa như vậy, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện các làng nghề ở Hà Nội cũng như làng nghề trên cả nước đang phải đối diện với một thách thức rất lớn từ cuộc CMCN 4.0. Bởi lẽ, điểm yếu cố hữu của làng nghề Việt vẫn là tính “cha truyền con nối”, sản xuất manh mún, lao động tay nghề thấp, mẫu mã kém phong phú...
Liên quan vấn đề này, ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết, trước khi cuộc CMCN 4.0 diễn ra, trên thế giới đã có 3 cuộc cách mạng đó là: Cách mạng chế tạo động cơ hơi nước, cách mạng động cơ điện và cách mạng chế tạo chất bán dẫn. Trong tất cả các cuộc cách mạng này, Việt Nam luôn ở xuất phát điểm rất thấp. Với cuộc CMCN 4.0 này cũng vậy, chúng ta cũng nằm trong nhóm các nước có điểm xuất phát thấp nhất. Trong đó, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lại ở điểm xuất phát còn thấp hơn rất nhiều. Bởi vậy, cuộc CMCN 4.0 là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, làng nghề trong nước nắm lấy cơ hội thay đổi mọi thứ hiện có, tạo dựng, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển, làm ra các sản phẩm trọng điểm về công nghệ cao. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam được thực hiện bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, khéo léo, được truyền từ đời này qua đời khác và mang đậm dấu ấn cá nhân, dòng tộc…Vì vậy, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ họ làm việc hiệu quả hơn. |
Cùng với đó, môi trường cũng là một trong những vấn đề khiến làng nghề Việt gặp khó khi vươn ra thị trường thế giới. Chỉ tính riêng các làng nghề tại Hà Nội, theo số liệu từ Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2017 cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề của thành phố đang ở mức báo động khi có đến 100% làng nghề có chỉ số ô nhiễm môi trường vượt chuẩn cho phép…qua đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đạt chuẩn các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường các nước phát triển với sản phẩm làng nghề Việt.
Đồng tình với những vấn đề trên, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) cũng chia sẻ, cái khó hiện tại chính là việc phát triển các làng nghề chưa được đồng bộ. Nhiều làng nghề không chỉ thiếu vốn, thiếu lao động sản xuất, mà còn thiếu các tư liệu sản xuất. “Về cơ bản, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được các đối tác nước ngoài đánh giá rất cao về kỹ thuật, độ tinh xảo.
Tuy nhiên, bên cạnh việc yếu thế về vốn, thì nhiều mặt hàng mẫu mã còn đơn giản, mang nặng tính truyền thống và thiếu tính ứng dụng. Đặc biệt, việc nhiều làng nghề hoạt động theo phương châm “giữ nghề”, hay nói cách khác là vẫn mang nặng hình thức “cha truyền con nối”, khiến sản phẩm khó có cơ hội phát triển rộng rãi”, ông Trung cho hay.
Đánh giá về những khó khăn mà làng nghề ở Hà Nội đang vấp phải, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, bên cạnh việc chưa tạo dựng được thương hiệu, thay đổi bản chất làng nghề…thì hiện tại, hoạt động sản xuất chính tại các làng nghề vẫn là gia công theo những mẫu thiết kế đặt hàng có sẵn. Sau đó, sản phẩm được gắn tên thương hiệu của hãng đặt hàng, khiến việc xây dựng thương hiệu riêng còn gặp nhiều khó khăn.
“Các sản phẩm làng nghề ở Hà Nội mang tính độc đáo và truyền thống cao, nhưng các doanh nghiệp làng nghề lại chưa nắm bắt được sở thích và nhu cầu thị trường. Hiện tại, chúng ta đang chỉ sản xuất và bán cái chúng ta có, mà chưa biết khách hàng có cần hay không và cần những sản phẩm như thế nào…phương thức hoạt động này đang đi ngược lại với quan điểm markettinh hiện đại và sẽ làm mất đi rất nhiều thị phần mà đáng ra chúng ta nên nắm được”, ông Thăng nhấn mạnh.
Xuất phát điểm quá thấp
Trước những cơ hội và thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến các làng nghề tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhiều người đặt câu hỏi: Làng nghề Việt đã sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 hay chưa? Với câu hỏi này, các chuyên gia kinh tế đều nhận định, hiện các làng nghề và làng nghề truyền thống của Việt Nam chưa thật sự sẵn sàng.
Liên quan vấn đề này, ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết, trước khi cuộc CMCN 4.0 diễn ra, trên thế giới đã có 3 cuộc cách mạng đó là: Cách mạng chế tạo động cơ hơi nước, cách mạng động cơ điện và cách mạng chế tạo chất bán dẫn. Trong tất cả các cuộc cách mạng này, Việt Nam luôn ở xuất phát điểm rất thấp. Với cuộc CMCN 4.0 này cũng vậy, chúng ta cũng nằm trong nhóm các nước có điểm xuất phát thấp nhất.
Trong đó, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lại ở điểm xuất phát còn thấp hơn rất nhiều. Bởi vậy, cuộc CMCN 4.0 là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, làng nghề trong nước nắm lấy cơ hội thay đổi mọi thứ hiện có, tạo dựng, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển, làm ra các sản phẩm trọng điểm về công nghệ cao.
Các sản phẩm làng nghề Việt Nam được thực hiện bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, khéo léo, được truyền từ đời này qua đời khác và mang đậm dấu ấn cá nhân, dòng tộc…Vì vậy, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ họ làm việc hiệu quả hơn.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trước CMCN 4.0, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước và các làng nghề phải có trách nhiệm và hành động để tận dụng triệt để cơ hội mà tương lai mang lại.
Theo đó, bên cạnh việc Nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn đào tạo nghề cho lao động tại các làng nghề; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và làng nghề đổi mới cách thức hoạt động, sản xuất và kinh doanh sản phẩm…thì việc hỗ trợ các làng nghề trong việc tìm kiếm thị trường, tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng thị phần và tăng cường sức mạnh thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, có vai trò hết sức quan trọng.
Ngoài ra, cũng theo ông Thăng, để các làng nghề và làng nghề truyền thống có sự chuẩn bị tốt nhất trước CMCN 4.0 thì không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, mà ngay bản thân các làng nghề cũng phải có trách nhiệm với vận mệnh của mình. Trong đó, cùng với việc học hỏi nâng cao tay nghề, chủ động tìm kiếm thị trường, thì việc nắm bắt xu hướng người tiêu dùng, cũng như nhận biết thế mạnh và hạn chế của mình trong bối cảnh mới là điều hết sức cần thiết.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05