Xót xa bữa ăn bán trú bằng nhái và rau rừng của học sinh miền núi xứ Nghệ
Mỗi tuần chỉ hỗ trợ được 2 bữa ăn bán trú
Từ Đồn Biên phòng Mỹ Lý chúng tôi phải ngược dòng sông Nậm Nơn hơn 1 tiếng đồng hồ bằng chiếc thuyền máy mới đến được Trường tiểu học Mỹ Lý 2.
Tiết trời cuối năm cùng với mưa phùn mùa đông càng khiến cho không khí thêm rét buốt. Đường từ trung tâm xã lên Trường Tiểu học Mỹ Lý có thể đi bằng cả đường bộ và đường thủy. Nhưng địa hình đồi núi hiểm trở nên đi lại bằng đường bộ rất khó khăn, chủ yếu chỉ đi bộ. Vì vậy đi thuyền là phương án nhanh nhất những cũng phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới đến được điểm chính của Trường Tiểu học Mỹ Lý 2.
Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 có 6 điểm trường gồm: 1 điểm trường chính và 5 điểm trường lẻ. Toàn trường này có 345 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Học sinh của trường chủ yếu là con em của đồng bào dân tộc Thái, Khơ – Mú và H’Mông. Điều kiện đồi núi hiểm trở nên nhiều bản làng nằm cách điểm trường chính gần 20km.
Địa hình hiểm trở đường đi lại khó khăn nên cuộc sống của người dân tại đây còn muôn vàn khó khăn. Do đó học sinh tại đây cũng đang thiếu thốn đủ bề. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm nên mấy năm trở lại đây học sinh nơi đây cũng đã có áo ấm mặc đến trường. Tuy nhiên, nhìn vào bữa ăn bán trú của các em chúng tôi không khỏi xót xa. Trong mỗi cặp lồng nhựa đựng cơm của các em chỉ thấy ít cơm đã nguội cứng và vài con cá suối, rau rừng.
Theo thầy Nguyễn Văn Hải – Hiệu phó nhà trường cho biết: “Năm học vừa qua được tài trợ từ một tổ chức của Singapore nên các em mới được mỗi tuần 2 bữa ăn bán trú. Mỗi bữa ăn như vậy mỗi em được 1 suất cơm trị giá 7.500 đồng. Còn những bữa ăn khác các em lại phải mang cơm ở nhà đi. Hầu hết gia đình các em là con em đồng bào còn khó khăn nên thức ăn chủ yếu là rau rừng hay nhái rừng, cá suối mà bố mẹ các em đánh bắt được”.
Để số tiền ít ỏi 7.500 đồng từ dự án nhưng các em vẫn có bữa ăn ngon, đủ chất các thầy, cô giáo ở tại Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 lại phải tự cắt phiên đi chợ, mua và tự nấu cho các em không công. Thậm chí nhiều khi thầy, cô giáo còn phải hái rau mình tăng gia được để nấu cho các em ăn.
Thức ăn chủ yếu là rau rừng, nòng nọc
Nhìn vào cặp lồng nhựa của 1 em học sinh chúng tôi nhìn thấy một con nhái rừng (người dân nơi đây còn gọi là con nòng nọc - PV) và vài cọng rau rừng. Qua tìm hiểu được biết ngoài 2 bữa ăn từ dự án hỗ trợ thì hàng ngày thức ăn chủ yếu là cá khe suối, rau rừng và nhái rừng… Đó là những thực phẩm mà bố mẹ các em săn bắt, hái lượm được. Thậm chí những khi trời mưa gió không đi rừng được các em còn phải dùng rong suối để làm thức ăn trong những bữa ăn bán trú.
56918
56917
Em Lương Thị Thảo (học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Mỹ Lý 2) cho biết: “Bố em bị tai nạn lao động nằm một chỗ đã hơn 2 năm nay. Cả gia đình đều nhờ vào việc làm rẫy của mẹ. Nên hầu hết thức ăn của bọn em là nhái rừng, cá suối và rau mà mẹ làm được, bắt được thôi”.
Cũng hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn em Lương Minh Châu (học sinh lớp 4A) cũng thường xuyên phải ăn rau rừng và cá suối do bố mẹ đánh bắt được. Hình ảnh những em học sinh đi học với những chiếc cặp lồng nhựa đựng cơm trên tay đã quá quen thuộc với người dân và thầy, cô nơi đây.
“Cuộc sống còn thiếu thốn và khó khăn vậy nhưng hầu hết các em đều chăm học. Hầu hết các em rất ít nghỉ học trừ những lúc ốm đau, các em cũng không khi nào kêu ca về những bữa ăn đạm bạc của mình”, thầy Hải cho biết thêm.
Chia tay các em khi trời đã về chiều và cũng là lúc các em tan trường nhìn những em học sinh nhỏ tuổi với chiếc cặp lồng nhựa trên tay, nghĩ đến những bữa ăn bán trú của các em chúng tôi không khỏi xót xa. Đến khi nào các em mới có những bữa ăn bán trú đầy đủ dinh dưỡng luôn phảng phất trong suy nghĩ của chúng tôi.
Theo Xuân Hòa/ giaoduc.net
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21