Xoá bỏ “điểm nóng” về an toàn giao thông: Bắt đầu từ ý thức
Chấn chỉnh an toàn giao thông trước cổng trường: Nói mãi vẫn thế | |
Hà Nội: Đẩy mạnh xử lý vi phạm trật tự ATGT bằng hình ảnh | |
Tổng kết Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô" năm 2018 |
Theo nhận định của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thì có đến 25,42% xuất phát từ chính người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 7,73% do vi phạm tốc độ xe chạy; 10,37% do chuyển hướng không chú ý; 5,9% do không nhường đường; 6,62% do vượt xe sai quy định; 7,7% do vi phạm quy trình thao tác lái xe; 2,83% do tránh xe; 3,36% do sử dụng rượu bia.
Thời gian tới, các vi phạm giao thông sẽ được các lực lượng chức năng vào cuộc chấn chỉnh mạnh mẽ. Ảnh: Luyện Đinh |
Còn các lỗi như vi phạm biển báo hiệu đường bộ, dừng đỗ sai quy định, không có giấy phép lái xe, vi phạm quy trình thao tác lái xe, phương tiện không đảm bảo an toàn thiết kế, do người đi bộ, do công trình giao thông và các nguyên nhân khác chiếm đến 30,07%.
Điều đáng nói là mặc dù các vi phạm liên quan đến pháp luật ATGT đều có chế tài xử phạt, thậm chí là phạt nặng song vi phạm vẫn tái diễn. Chẳng hạn như hành vi liên quan đến lái xe có sử dụng bia, rượu. Theo tìm hiểu, hiện nay mức xử phạt đối với lỗi vi phạm này là khá cao, tương xứng với hành vi nguy hiểm mà lái xe có thể gây ra.
Trong đó mức thấp nhất là phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Mức phạt cao nhất là từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 9, Điều 5 - Nghị định 46 của Chính phủ). Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 4 - 6 tháng (theo điểm đ, khoản 12, Điều 5 - Nghị định 46)...
Trở lại với câu chuyện các “điểm nóng” về an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội, theo ghi nhận tại nhiều khu vực nút giao thông thì tình hình giao thông vẫn lộn xộn. Nút giao Bà Triệu - Đại Cồ Việt là ví dụ. Tại nút giao này, mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc chấn chỉnh song vẫn xuất hiện những chiếc xe ô tô dừng đỗ sai quy định dưới lòng đường, trên vỉa hè gây cản trở, mất ATGT…
Cụ thể, trên phố Bà Triệu, đoạn từ điểm giao cắt với phố Lê Đại Hành hướng đi Đại Cồ Việt, các lực lượng chức năng đã cắm biển cấm đỗ xe. Tuy nhiên, phớt lờ các quy định, vi phạm vẫn thản nhiên tồn tại trên tuyến đường này. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại trục giao thông Phùng Hưng đoạn gần với đường 19/5, thuộc quận Hà Đông.
Cần phải khẳng định, việc dừng đỗ xe bừa bãi như trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự ATGT, cản trở các phương tiện lưu thông, hoạt động song việc xử lý đến thời điểm này vẫn tương đối hạn chế. Nguyên nhân xuất phát một phần vì hạ tầng dành cho các phương tiện dừng đỗ còn hạn chế.
Ngoài ra, có một thực tế khác xuất phát từ chính ý thức người tham gia giao thông. Nói cách khác, những cơ quan chức năng của Thành phố dù đã nỗ lực vào cuộc với nhiều giải pháp, có thể kể đến như nhiều năm qua đã có nhiều mô hình tuyên truyền được đổi mới, sinh động hơn để làm sao tiếp cận đến mọi đối tượng tham gia giao thông.
Các hình thức như tuyên truyền bằng loa ngay tại các nút giao thông, phát tờ rơi tuyên truyền đến tận từng hộ dân, yêu cầu học sinh, sinh viên, công nhân lao động viết giấy tay cam kết không vi phạm trật tự ATGT, sân khấu hóa công tác tuyên truyền... cũng được đưa vào áp dụng thực tế. Mạnh mẽ và đồng bộ vào cuộc, song chuyện đi lấn làn, đi sai làn, đậu đỗ xe ngay trên vạch người đi bộ, uống rượu bia say xỉn... vẫn diễn ra.
Được biết, trong năm 2019, để đạt mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5-10% trên cả 3 tiêu chí, Ủy ban ATGT Quốc gia đã chỉ đạo Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tập trung thực hiện tốt 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; lồng ghép mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trong các đề án chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, các dự án đầu tư tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
Ngay trên địa bàn Hà Nội, từ tháng 3 này, Công an Thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả việc chấp hành các quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên địa bàn. Cán bộ, chiến sỹ công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã không được “lập chốt” mà sẽ tăng cường công tác tuần lưu để kiểm tra xử lý vi phạm, từ 6h đến 24h hàng ngày trên toàn thành phố.
Trong đó, sẽ tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm, kiên quyết các trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện vi phạm các quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Đối với trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội thuộc thành phố Hà Nội, ngoài việc lập biên bản xử lý theo quy định, lực lượng chức năng phải ghi đầy đủ thông tin về nơi công tác, chức vụ để gửi thông báo vi phạm về đơn vị quản lý. Các trường hợp vi phạm là học sinh các trường học trên địa bàn Thành phố, các đơn vị lập danh sách gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để có biện pháp phối hợp, xử lý tại nhà trường…
Kế hoạch thực hiện đến hết ngày 31/12/2019. Có thể khẳng định, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, để giảm thiểu TNGT, điều quan trọng là phải xóa chính “điểm đen” trong ý thức người tham gia giao thông. Khi ý thức tham gia giao thông được cải thiện, các hành vi vi phạm sẽ bị kiềm chế.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56