Xin một vé về tuổi thơ!!!
Vậy thì nguy to! | |
Chắc phải tính đã | |
Đúng quá còn gì! |
- Một ý tưởng hay đấy. Nghe chú nói tớ lại nhớ cái câu “cho tôi một vé về tuổi thơ”. Tớ dám chắc cái tuổi thơ bây giờ dù có điều kiện tiếp cận với hiện đại, văn minh, dưng không thể “ngây thơ” như cái thời của ta được.
- Chuyện đó thì quá rõ rồi. Chả hiểu sao em cứ nghĩ trẻ em bây giờ có gì đó già trước tuổi nhiều quá. Tự các em muốn vậy hay vì chính người lớn chúng ta tạo nên điều đó?
- Hôm trước ta vừa bàn đến chuyện nhiều bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, ép chúng học hành căng thẳng, tham gia các lớp năng khiếu mà bản thân chúng không muốn…đã khiến mất đi cái tuổi thơ của chúng.
-Đó là chuyện các bậc cha mẹ. Em muốn bàn đến mấy cái “gêm sâu” dành cho trẻ em. Phải công nhận trẻ em bây giờ rất có tài. Nhiều “gêm sâu” xem các em diễn cứ phải gọi là thiên tài mới đúng.
-Điều đó đáng mừng chứ sao.
-Dưng đằng sau những “thiên tài” ấy, em cứ thấy gờn gợn thế nào ấy.
-Chú muốn nói đến chuyện nhiều “gêm sâu” đã vô tình ép trẻ em làm người lớn chứ gì?
-Vâng. Quả đúng như vậy, trẻ em phải hát những bài của người lớn, nhiều bài còn có nội dung day dứt tình cảm trai gái; rồi phải bắt chước y hệt người lớn… Như vậy rõ là bị ép là người lớn còn gì.
-Khổ nỗi, nếu không có mấy cái “gêm sâu” này lại bị kêu là không có sân chơi cho trẻ em, không quan tâm đến trẻ em.
-Tạo ra sân chơi cho trẻ em, quan tâm đến trẻ là việc rất nên làm, dưng không thể làm một cách tùy tiện được. “Sân chơi” phải làm sao để trẻ phát triển theo đúng tâm lý lứa tuổi. Việc trẻ có một tấm gương, thần tượng vươn lên là cần thiết, dưng khai thác quá mức sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạch cho trẻ. Việc hát những bài hát người lớn, nhất là những bài hát cần có những biểu cảm hoặc tâm sự, tâm trạng của người lớn thì không nên.
-Nhưng lại khổ nỗi, nếu hát những bài hát trẻ em như “hôm qua em đến trường”; “hạt gạo làng ta”…lại không phù hợp với cuộc sống sôi động hiện tại, mà đã không phù hợp thì không có khán giả, không khán giả là không có tài trợ…Vậy ai sẽ “xã hội hóa” để tạo ra sân chơi cho trẻ?
-Khi xem các cuộc thi hát của thiếu nhi trên truyền hình, em có cảm giác các cháu nhỏ giống như là diễn viên diễn xuất trên sân khấu để làm người lớn vui… Nếu biết những “gêm sâu” cho trẻ là “độc hại” thì kiên quyết loại bỏ, chứ không nên quá chiều theo thị hiếu khán giả bởi nếu chiều theo thị hiếu khán giả, nhà tài trợ tức là ta đang cổ súy cho “độc hại”. Vậy thà không làm còn hơn.
- Nhưng nhu cầu thể hiện tài năng của các cháu là có, vậy cũng nên “tạo bệ phóng” cho các cháu thể hiện.
-Tất nhiên là thế, dưng không phải cho các cháu thể hiện bằng những nội dung “ép lớn” làm mất đi sự ngây thơ của các cháu. Gần đây lại có chương trình đảo chiều giao cho các cháu làm “thầy” cho người lớn. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Hay nói cách khác chúng ta vô tình "đánh cắp tuổi thơ" của trẻ.
-Dưng phải công nhận những “chiếc vé trở về tuổi thơ” bây giờ quá hiếm. Không có vé máy bay thì phải đi tàu. Nghĩa là không có sân chơi hoàn hảo, cũng cố có cái gì gọi là sân chơi cho trẻ, thế mới nên nỗi.
-Quan điểm của em vẫn là nếu biết là không có lợi cho trẻ thì thà không làm còn hơn, chứ tạo ra sân chơi cho trẻ lại phản tác dụng, rồi ở đó lại le lói chuyện lợi ích của người lớn thì thật nguy hiểm.
-Kể ra cũng khó nhỉ. Tớ có ông bạn than phiền rằng: Lao động sáng tạo nghiêm chỉnh phục vụ cho thiếu nhi bây giờ khó lắm, khó nhất là đơn vị bao tiêu. Thành ra cứ tầm tầm, nhảm nhảm một tý lại dễ tiêu thụ.
-Thế nên em mới nói câu chuyện “độc hại” này không chỉ gói gọn trong mấy cái “gêm sâu” mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
-Đúng là thế. Phim, ảnh, sách, chuyện… bạo lực, tình ái nhan nhản trên các phương tiện truyền thông làm sao cấm được các cháu tiếp cận.
-Mà việc trẻ phát triển vượt quá tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ. Chúng ta đang phải chứng kiến quá nhiều câu chuyện về trẻ: Dậy thì sớm, trẻ tự tử, rồi xuất hiện nhiều những clip bạo lực, trong đó nhân vật chính là trẻ …đều xuất phát từ cách giáo dục, định hướng cho trẻ.
-Nghĩa là cứ phải “xin một vé về tuổi thơ”!!!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49