Xét nghiệm để phát hiện bệnh gút và giả gút
Một nghiên cứu của bác sĩ Trịnh Kiến Trung và các bác sĩ Trường đại học Y Dược Cần Thơ trên 1.185 đối tượng hơn 40 tuổi tại thành phố Cần Thơ cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh gút là 1,5%. Tần suất bệnh gút ở đối tượng nam giới có uống rượu, hút thuốc lá cao gấp 18-22 lần so với nhóm nữ giới không uống rượu, không hút thuốc lá.
Nhóm bệnh lý khớp là một trong những nhóm nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng tàn phế, trong đó có bệnh lý khớp do tinh thể, viêm khớp tinh thể là một nhóm các bệnh liên quan đến việc lắng đọng tinh thể lên khớp hoặc mô mềm, gây nên tình trạng viêm khớp hoặc quanh khớp. Những tinh thể thường gặp gồm monosodium urate (MSU), calcium pyrophosphate dehydrate (CPPD), hydroxyaptite, calcium oxlate. Trong đó, tinh thể gây nên tình trạng viêm và có thể phát hiện qua phân tích dịch khớp là tinh thể urat (bệnh gút) và tinh thể CPPD (trước đây gọi là giả gút).
Theo nguyên cứu, tỷ suất hiện mắc bệnh của gút trong dân số chung trên thế giới dao động từ 2,8 đến 3,9% và ngày càng tăng. Bệnh gút gây nên tàn tật, giảm chất lượng sống và tăng nguy cơ tử vong. Bệnh gút có mối liên quan tới các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, đề kháng insulin, béo phì, suy giảm chức năng thận.
Đối với bệnh giả gút(viêm khớp tinh thể CPPD) là nguyên nhân gây nên tình trạng canxi hóa sụn khớp với tỷ lệ hiện mắc trong dân số chung là 7-8,1%, gia tăng theo tuổi. Tại Việt Nam, theo khảo sát từ năm 2007-2012 trên cả nước có hơn 22 nghìn người mắc bệnh gút. Bệnh gút và bệnh giả gút có biểu hiện lâm sàng giống nhau trong đợt cấp, gây viêm khớp và phần mềm quanh khớp. Tuy nhiên, chiến lược điều trị lâu dài của hai bệnh khác nhau. Hiện nay, nhờ có kính hiểm vi phân cực trong phân tích hoạt dịch, các nhà nghiên cứu xác định được vai trò của từng loại vi tinh thể viêm khớp cấp tính, mạn tính và viêm quanh khớp. Xét nghiệm này là tiêu chuẩn vàng phân biệt bệnh gút và giả gút. Soi dịch khớp dưới kính hiển vi phân cực tinh thể được tìm thấy thông qua hình thể và tính chất lưỡng chiết. Tinh thể xuất hiện các cấu trúc màu vàng sáng trên nền tối. Tinh thể lưỡng chiết dương tính sẽ có màu vàng khi định hướng song song với trục và màu xanh khi định hướng song song với trục trong ánh sáng phân cực. Ngược lại, tinh thể lưỡng chiết âm tính có màu vàng xanh khi định hướng song song với trục và màu vàng khi định hướng vuông góc. Tinh thể wrat hình kim, có lưỡng chiết âm tính trong khi đó tinh thể CPPD hình chữ nhật hoặc que và lưỡng chiết dương tính.
Theo bác sĩ Nguyễn Dạ Thảo Uyên, giảng viên bộ môn Nội, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trong số 133 ca có triệu chứng của viêm khớp tinh thể cấp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115 có 124 ca dịch khớp gối và 9 ca dịch khớp cổ chân được chọc và soi dưới kính hiển vi phân cực. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh gút chiếm 48,8 % và viêm giả gút chiếm tỷ lệ 43,6%. |
Theo bác sĩ Nguyễn Dạ Thảo Uyên, giảng viên bộ môn Nội, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trong số 133 ca có triệu chứng của viêm khớp tinh thể cấp đến khám và điều trị tại BV Nhân dân 115 có 124 ca dịch khớp gối và 9 ca dịch khớp cổ chân được chọc và soi dưới kính hiển vi phân cực. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh gút chiếm 48,8 % và viêm giả gút chiếm tỷ lệ 43,6%. Tác giả nghiên cứu cũng lưu ý khớp gối là vị trí thuận lợi để chọc dịch nhất và vô tình lại là vị trí tổn thương thường gặp nhất của viêm khớp giả gút. Ở nhóm bệnh gút, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50-59 tuổi, tuổi trung bình là 45. Nhiều nghiên cứu trên thế giới ở nhóm sau 40 tuổi là nhóm được phát hiện mắc tỷ lệ gút cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có ¼ trường hợp, khởi phát bệnh gút trước 40 tuổi, cho thấy đã có dấu hiệu trẻ hóa của độ tuổi mắc bệnh gút.
Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 10% bệnh nhân gút được chuẩn đoán phát hiện muộn sau 5 năm, còn chuẩn đoán bệnh giả gút ít được chú ý. Đa số bệnh nhân chỉ được điều trị trong đợt cấp mà không được điều trị phòng ngừa. Thường bệnh nhân gút khởi phát ở bàn ngón chân cái, kế tiếp là khớp gối, khớp cổ chân. Ngược lại, bệnh giả gút đa phần khởi phát ở khớp gối (tỷ lệ 96,5%), kế đến là khớp cổ chân. Chính vì vậy, việc khai thác bệnh sử, đặc điểm lâm sàng cũng như soi dịch khớp của những bệnh nhân viêm khớp tinh thể đóng vai trò quan trọng trong chuẩn đoán đúng bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy, hơn 50% trường hợp viêm khớp giả gút có kèm trạng thái hóa khớp và gần 30% trường hợp có sự canxi hóa sụn, không ghi nhận có sự canxi hóa sun trên những bệnh nhân gút.
T.Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38