Xe đạp, xe máy điện: Thả nổi đến bao giờ?
Khó phân biệt xe đạp điện và xe máy điện |
“Hiểm họa” xe đạp điện
Vài năm trở lại đây, xe đạp điện, xe máy điện trở nên phổ biến ở nhiều tỉnh thành. Đây là một loại phương tiện giao thông mới, khá thân thiện với môi trường, tính cơ động cao. Tuy nhiên, sau một thời gian “ồ ạt” tham gia giao thông, loại hình phương tiện này bắt đầu cảnh báo những thảm họa. Thực tế, người tham gia giao thông không ít lần giật mình, thót tim trước hình ảnh những tốp học sinh dàn hàng ngang, đầu không MBH, kẹp đôi, kẹp ba luồn lách, tạt ngang tạt ngửa, vượt đèn đỏ, phóng bạt mạng trên những chiếc xe đạp điện hay xe máy điện. Thêm vào đó, người đi xe đạp điện, xe máy điện không có GPLX, chưa có kinh nghiệm điều khiển phương tiện tham gia giao thông, thường xuyên không đội MBH, nên va chạm và TNGT xảy ra nhiều hơn, mức độ thiệt hại cũng lớn hơn.
Nhiều học sinh không đội mũ bảo hiểm, vô tư đi hàng hai giữa đường. |
Chưa kể, vì chạy theo giá rẻ, nhiều loại xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nhất là các loại xe nhập lậu, nên dễ hỏng hóc, gây ra những sự cố khó lường… Trong khi đó, việc quản lý loại hình phương tiện này cũng hết sức lỏng lẻo, không phải đăng ký, đăng kiểm, không cần GPLX, MBH khi tham gia giao thông…
Trao đổi về việc này, trung tá Đinh Thanh Thảo, Đội trưởng đội Đăng ký và Quản lý phương tiện, Phòng CSGT ĐB-ĐS, CAHN cho biết, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, tại khoản 19 điều 3, xe đạp máy là phương tiện thô sơ. Tuy nhiên với xe máy điện, theo quy định của luật vẫn phải đăng ký và đeo biển số theo quy định. Trong suốt thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về việc này nhưng lượng xe đăng ký tại cơ quan công an vẫn rất khiêm tốn. “Chúng tôi định nghĩa xe đạp điện là xe chạy bằng năng lượng điện, khi hết điện có thể đạp để di chuyển được. Hay đơn giản hơn, xe nào có bàn đạp thì đó là xe đạp điện và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người sử dụng lại tháo bộ phận này ra dẫn đến việc không thể xác định và phân biệt được đâu là xe đạp điện, đâu là xe máy điện”, trung tá Thảo nhấn mạnh.
Cần có lộ trình quản lý
Theo ông Nguyễn Hữu Trí, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN, từ 1/1/2014 đến 31/8/2015 số lượng xe đạp điện nhập khẩu là 5.324 chiếc, số lượng sản xuất, lắp ráp trong nước lên tới 47.308 chiếc. Tuy nhiên, thực tế, có nhiều doanh nghiệp được chào hàng xe lậu ở biên giới Trung Quốc, thậm chí ngay tại Việt Nam. Khi nhập hàng, doanh nghiệp không cần bất cứ loại giấy tờ gì, kể cả giấy xác nhận chất lượng hay nguồn gốc xuất xứ, giá rất thấp, loại nào cũng có. Từ đó dẫn đến tình trạng xe lậu tràn lan, nhiều loại chưa được kiểm tra chứng nhận chất lượng và biến tướng về hình thức khiến người tiêu dùng khó phân biệt. “Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính chịu thiệt vì nhiều đơn vị lợi dụng để sản xuất, nhập khẩu xe không đúng tiêu chuẩn về bán kiếm lợi nhuận”, ông Ngô Văn Quyền, Phó Giám đốc CTCP liên doanh Việt Thái, tâm sự.
“Trung Quốc hiện có khoảng 300 triệu xe máy, xe đạp điện và có đến 40% số vụ TNGT liên quan đến xe máy - xe đạp điện. Chúng ta không thể để đến lúc TNGT xảy ra quá nhiều mới lo ngăn chặn”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh. |
Bàn về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho rằng, từ bài học của Trung Quốc, quốc gia hiện có khoảng 300 triệu xe máy, xe đạp điện và có đến 40% số vụ TNGT liên quan đến xe máy - xe đạp điện, chúng ta không thể để đến lúc TNGT xảy ra quá nhiều mới lo ngăn chặn. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý miễn phí trước bạ đến hết 30/6/2016 đối với xe máy điện đang lưu hành chưa thực hiện thủ tục đăng ký khi chủ phương tiện đến cơ quan công an làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. “Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là tháo gỡ mọi khó khăn của người dân. Những vấn đề chưa quyết liệt tại một số khâu khiến xe máy, xe đạp điện thiếu chứng từ khi lưu thông, trong đó có cả xe nhập lậu, xe nhập phụ tùng về nước lắp ráp không đáp ứng các thủ tục trôi nổi trên thị trường sẽ được xử lý rốt ráo”, ông Hùng nhấn mạnh.
Xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được các thanh, thiếu niên và học sinh sử dụng rộng rãi, không khó để nhận thấy, vào đầu năm học mới, các cổng trường cấp 2, cấp 3 tràn ngập loại phương tiện này. Thế nhưng đến bao giờ các phương tiện giao thông trên mới được luật hóa bằng những quy định cụ thể để quản lý, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra (!?), vấn đề này đang thực sự là nỗi quan ngại của xã hội.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34