Xây dựng văn hóa nhà trọ từ hành động nhỏ
Tạo môi trường sống an toàn cho công nhân | |
Kỳ 2: Nhân lên niềm vui từ những khu nhà trọ văn hóa |
Cuối buổi chiều, sau giờ tan ca của các công nhân, chúng tôi tìm đến thôn Nghĩa Hảo, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ nơi có rất nhiều phòng trọ cho công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Phú Nghĩa thuê. Những ngày cuối năm, dọc con đường dẫn vào thôn hai bên hàng quán mọc lên san sát, không khí mua bán sôi động, tấp nập.
Ở các khu nhà trọ của công nhân không khí cũng bởi vậy mà ồn ào, náo nhiệt hơn thường ngày. Sạch sẽ, an toàn là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi ghé thăm nơi đây. Đặc biệt những ngày này, tranh thủ ngày nghỉ, công nhân thuê trọ bắt tay vào chuẩn bị dọn dẹp, trang trí lại phòng trọ để đón năm mới sắp đến bởi với họ đây là ngôi nhà thứ hai đã từng gắn bó nhiều năm.
Một xóm trọ văn hóa tại khu công nghiệp Phú Nghĩa (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
Theo tìm hiểu, được biết nhà trọ tại đây được xây dựng khá nhiều với mức giá từ 800 nghìn đồng đến một triệu đồng/tháng. Vợ chồng anh Nguyễn Trọng Đài rời quê từ Yên Bái xuống khu công nghiệp làm việc được hơn 4 năm nay, cũng là từng đó năm anh, chị thuê căn phòng rộng hơn 15m2 làm nơi sinh hoạt của gia đình. Đã có hai con nhỏ đang theo học tiểu học nhưng anh chị đành gửi con ở quê nhờ ông bà chăm giúp để giảm bớt chi phí chi tiêu dưới Thủ đô.
Với thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng sau khi chi trả mọi chi phí sinh hoạt từ tiền nhà, điện, nước, tiền ăn… vợ chồng anh luôn tiết kiệm để có thể gửi tiền về quê cho ông bà chăm con. Tuy căn phòng trọ hơi chật hẹp nhưng với anh chị, xóm trọ luôn là nơi đem đến niềm vui, xua tan những mệt mỏi sau giờ làm việc căng thẳng tại xưởng sản xuất. Câu chuyện của vợ chồng anh Đài cũng là câu chuyện chung của người công nhân thuê trọ tại khu vực.
Trong không khí khẩn trương, công nhân đang hối hả sản xuất những lô hàng để kịp bước vào kỳ nghỉ Tết. Với những người lao động xa quê, Tết là dịp hiếm hoi để mọi người có thể đoàn tụ cùng gia đình sau một năm lao động vất vả. Đó cũng là chủ đề được công nhân chia sẻ với nhau sau mỗi giờ tăng ca để có thêm động lực cố gắng làm việc. |
Có được sự khen ngợi của những người thuê trọ bởi lẽ tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, nhiều chủ trọ đã xây dựng xóm trọ thành những khu nhà trọ văn hóa. Ông Nguyễn Mạnh Khơi, chủ nhà trọ tại khu công nghiệp cho biết, gia đình ông có 13 phòng trọ với hơn 50 công nhân lao động thuê ở với giá 800 nghìn đồng/phòng/tháng, nước sinh hoạt và điện tính theo giá quy định của Nhà nước.
Để bảo đảm an toàn cho khu nhà trọ, ông phát mỗi phòng một chiếc chìa khóa và thường xuyên nhắc nhở người thuê trọ khóa cổng mỗi khi vào ra khu trọ. Bên cạnh đó, ông trang bị bình chữa cháy đề phòng khi có tình huống xấu xảy ra. Nhờ cách làm đó, khu trọ của gia đình ông chưa từng xảy ra trộm cắp, an ninh, trật tự luôn được bảo đảm.
“Từ khi xây dựng khu nhà trọ an toàn, các dãy phòng trọ luôn được giữ gìn thông thoáng, sạch sẽ, khi thuê khách trọ được tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Cơ bản nhất vẫn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người thuê, mỗi người một hành động nhỏ như bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định… nhờ đó mà khu trọ luôn đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thành viên trong khu trọ gắn bó đoàn kết, chưa từng xảy ra mâu thuẫn bao giờ”, ông Nguyễn Mạnh Khơi, chủ khu trọ cho biết.
Từ những sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, sự giám sát nhắc nhở của chính chủ trọ, đã giúp mỗi công nhân luôn thấy có trách nhiệm trong việc xây dựng một khu trọ văn hóa, đem lại sự hài lòng cho tất cả các thành viên.
Chị Nguyễn Thị Hồng (công nhân thuê trọ) bày tỏ: “Chủ nhà và chính quyền địa phương luôn gặp gỡ, trao đổi với công nhân thuê trọ về tình hình an ninh trật tự. Công an xã thường xuyên tuyên truyền kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội, lồng ghép tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Các thành viên trong khu trọ luôn gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng tôi thoải mái và yên tâm làm việc”.
Không chỉ riêng tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, những năm gần đây, thấu hiểu nỗi vất vả của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đem lại sự an toàn, yên tâm cho công nhân thuê trọ.
Từ lẽ đó các mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân đã đem đến cho người lao động cảm giác an tâm khi chọn nơi trọ là chốn đi về trong những ngày lập nghiệp xa quê. Ở đó có tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, góp phần tạo môi trường sống lành mạnh cho công nhân, lao động.
Bắt đầu từ năm 2011, Liên đoàn Lao động Thành phố đã xây dựng mô hình Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện, hiện tại Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn đang quản lý 25 tổ tự quản khu nhà trọ công nhân với số lượng 365 thành viên. Mô hình tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân cũng giúp những công nhân thuê trọ thêm phần gắn kết, hòa đồng, quan tâm nhau nhiều hơn.
Có mặt tại một khu nhà trọ có tổ công nhân tự quản trên địa bàn xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, chúng tôi nhận thấy khu trọ được xây thành các dãy trọ gồm nhiều phòng, bố trí rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Những công nhân thuê trọ cho biết, người thuê trọ hầu hết là các gia đình công nhân lao động, tuy khác quê nhưng mọi người ở đây sống hòa thuận, nghĩa tình và đoàn kết như một đại gia đình.
Đánh giá về mô hình này, bà Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn cho hay: “Mô hình này đã đem lại lợi ích thiết thực cho công nhân lao động. Nhờ có tổ tự quản mà đoàn viên, công đoàn đã nắm bắt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp ổn định tình hình an ninh chính trị của địa phương, góp phần phát triển kinh tế. Thông qua chủ nhà trọ, là những tổ trưởng tổ tự quản giúp các cấp công đoàn nắm bắt, giải quyết kịp thời các tâm tư, nguyện vọng của người lao động giúp họ vơi bớt khó khăn trong công việc và cuộc sống”.
Có thể khẳng định, qua những mô hình đó, điều dễ dàng nhận thấy là văn hóa ở các khu nhà trọ đã dần thay đổi theo chiều hướng tích cực. Kết quả đó là niềm vui, động lực cho công tác tuyên truyền của các cấp chính quyền, công đoàn cùng với ý thức tự giác của mỗi chủ trọ, mỗi công nhân lao động về việc phát huy những nét đẹp văn hóa tại khu nhà trọ.
Đó cũng là cầu nối giữa tổ chức công đoàn, chính quyền với người lao động, đem đến môi trường sống tốt hơn, tinh thần thoải mái cho người lao động. Tuy nhiên để giữ gìn những nét đẹp đó vẫn cần sự chung tay nhiều hơn nữa của mỗi cá nhân.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21