Xã hội hóa các bãi đỗ xe: Quy hoạch có... vẫn khó triển khai
Quy hoạch bãi đỗ xe ở Hà Nội: Vẫn là bài toán khó | |
Có hay không sự “nương tay” của chính quyền sở tại? |
Để tạo sức hút với nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng rất cần Thành phố xây dựng thêm các cơ chế khuyến khích, ưu đãi cụ thể.
Quy hoạch có, nhưng khó triển khai
Theo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, hiện nay quỹ đất dành cho giao thông tĩnh của Thành phố mới chỉ đáp ứng được 8 -10% nhu cầu đỗ gửi xe, trong khi đó số phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố tiếp tục gia tăng gây sức ép khiến hạ tầng giao thông đô thị, nhất là giao thông tĩnh quá tải.
Hệ lụy là thiếu chỗ đỗ xe, các phương tiện giao thông tràn ra lòng đường, vỉa hè, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Bãi đỗ xe tĩnh ở 32 phố Nguyễn Công Trứ - mô hình phù hợp với điều kiện Hà Nội. |
Để giải quyết tình trạng này, ngay từ năm 2003, Thành phố đã quy hoạch các điểm đỗ xe trong nội đô, trong đó, xác định 34 vị trí xây dựng bãi đỗ xe ngầm và cao tầng. Cụ thể, khu vực công viên Lê Nin, Thủ Lệ, vườn hoa Hàng Đậu, Indira Gandi, Chi Lăng, vườn cây cạnh Văn Miếu, đều được quy hoạch là điểm đỗ xe ngầm. Song, đến nay, các dự án này đều chưa được triển khai.
Nhằm giải quyết nhu cầu giao thông tĩnh đang vừa thiếu, vừa yếu của Thủ đô, thành phố đã lên kế hoạch kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng 5 bãi đỗ xe mới có quy mô lớn, hiện đại tại các quận nội thành với tổng số kinh phí vào khoảng 3.000 tỉ đồng. |
Cùng với đó nhiều khu đất “vàng” vốn được quy hoạch làm điểm đỗ xe lại bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành văn phòng và khu chung cư. Điểm đỗ Gia Thụy rộng 10 ha ở phường Gia Thụy (quận Long Biên) nay đã trở thành Trung tâm thương mại Savico Megamall sầm uất.
Lô đất 3.000 m2 tại số 16 Phan Chu Trinh (từng được Nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô Ngô Gia Tự quản lý), được quy hoạch là điểm đỗ xe cho khu vực các phố Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Hàm Long, Lý Thường Kiệt... nhưng nay đã biến thành tòa nhà văn phòng hạng “A”. Đâu là giải pháp?
Thực tế việc triển khai xã hội hóa điểm đỗ xe trước đây gặp nhiều khó khăn do các nhà đầu tư đều hiểu rằng, bỏ tiền vào lĩnh vực này là “bỏ tiền chẵn thu tiền lẻ.” Việc bỏ số vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng 20 thậm chí 30 năm sau mới có thể hoàn vốn đầu tư, rồi mới có lãi.
Thực tế tại dự án ở 32 Nguyễn Công Trứ cho thấy, do đây là dự án thí điểm nên thành phố đã có những ưu đãi như cho vay vốn không phải chịu lãi suất từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội, rút ngắn quy trình thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng. Tổng mức đầu tư cho dự án 32 Nguyễn Công Trứ khoảng hơn 12 tỉ đồng.
Như vậy, suất đầu tư cho một chỗ đỗ xe là khoảng gần 400 triệu đồng. Trong khi đó, quy định chỉ cho phép thu tối đa 3,5 triệu đồng/tháng tại một số tuyến phố trung tâm, còn các khu vực khác chỉ 1,6 triệu đồng/tháng. Vậy nếu tính trung bình mỗi suất đỗ xe là 2 triệu đồng/ tháng, phải mất đến 16 năm, chủ đầu tư mới có thể thu hồi vốn và có lãi, đấy là vẫn chưa tính đến trượt giá và lãi xuất.
Như vậy, để tìm lối thoát có tính hiệu quả và lâu dài cho bãi đỗ xe trong bối cảnh ngày càng tăng cao các phương tiện giao thông, nhiều chuyên gia cho rằng thành phố Hà Nội cần có những chính sách rõ ràng và biện pháp quyết liệt hơn nữa.
Theo ông Phạm Văn Đức - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, với những khó khăn trên cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích, phá vỡ các rào cản, thu hút nhà đầu tư tham gia. Theo đó, phải đảm bảo quỹ đất sạch để bàn giao cho người đầu tư và có cơ chế miễn giảm tiền thuê đất hàng năm.
Ngoài ra, hiện nay, các dự án đầu tư bãi đỗ xe không nằm trong danh mục công trình được ưu tiên, trong khi đó, nếu vay vốn thương mại thì không thực tế. Vì vậy, nên ưu tiên cho người đầu tư tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi giống như xây dựng các công trình an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, để thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào giao thông tĩnh, các ngành chức năng của thành phố cần nghiêm khắc hơn trong việc xử lý triệt để các bãi đỗ xe tự phát, bởi sẽ rất khó cho chủ đầu tư nếu như phải đầu tư hàng trăm tỉ đồng để rồi người dân lại lựa chọn những bãi bên ngoài vì “tiện” và “rẻ” hơn.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01