Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản
8 xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Hà Nội năm 2018 | |
Những "kịch bản" cho thị trường bất động sản năm 2018 |
Thị trường bất động sản vẫn là thỏi nam châm hút dòng vốn ngoại. |
Thỏi nam châm bất động sản
Trước đó, trong năm 2017, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả vốn trực tiếp FDI và góp vốn mua cổ phần), với 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đăng ký. Luỹ kế đến cuối năm 2017, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã thu hút với 53,1 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, một số tập đoàn ngoại cũng đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức liên kết với doanh nghiệp nội như Quỹ Creed Group, Mitsubishi, Sanyo Homes, Daiwa House Group, Sumitomo Forestry Group...
Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo ba phương thức là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư. Đến nay, một số dự án do chủ đầu tư nước ngoài phát triển hoặc hợp tác đầu tư đã được tung ra thị trường. Nhật Bản hiện nay đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào thị trường bất động sản. Một năm trở lại đây, các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như Mitsubishi, Maeda, Kajima, Sumitomo, Sanyo, Creed Group... đã tăng mạnh dòng vốn đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM.
Nhiều chuyên gia nhận định, đây là tín hiệu tích cực đối với sự phát triển của thị trường bất động sản. Bởi trước đây, nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản thường qua kênh là các quỹ đầu tư, ủy thác, đơn vị liên doanh,… nhưng kể từ khi Chính phủ ban hành chính sách mở cửa để người nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đã trực tiếp tham gia sâu, thực chất hơn vào thị trường và phân khúc được quan tâm hơn cả là cao cấp, nghỉ dưỡng. Ðây là những phân khúc được đánh giá có nguồn cung dồi dào, thậm chí vượt xa cầu.
Theo dự báo, nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ nhiều chính sách cởi mở cũng như tiềm năng du lịch của nước ta còn lớn.
Cần hiệu quả thực tế
Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam - cho rằng, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc. Mặt khác, họ cũng giúp tăng tính cạnh tranh, cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm, do vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. "Việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm áp lực lệ thuộc ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản. Hệ thống tài chính ngân hàng sẽ có thể sử dụng nguồn vốn cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, thay vì tập trung phát triển bất động sản" - ông Khương nói.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản. Nguồn vốn FDI sẽ hỗ trợ thêm nguồn vốn đầu tư vào bất động sản đang bị hụt do ngân hàng giảm cho vay tín dụng. Tuy nhiên, xu thế của các doanh nghiệp bất động sản VN không phải tiếp nhận FDI bằng mọi giá, mà có lựa chọn.
Bên cạnh đó, cũng không ít các chuyên gia lo ngại đã đến lúc cần có sự nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả của đồng vốn, chứ không chỉ nhìn vào số lượng vốn đăng ký. Bởi thực tế đã có rất nhiều dự án vốn đăng ký khủng nhưng lại nằm “đắp chiếu”.
TS Trương Huy Mai nhận xét, các dự án FDI được xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư để dự án bất động hay liên tục xin giảm quy mô so với ban đầu, để các dự án bị trì trệ gây ảnh hưởng đến kinh tế thị trường, thất thoát tài nguyên quốc gia và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân khu vực dự án. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp viện lý do thủ tục khó khăn, bất động sản trầm lắng… để xin giảm quy mô, điều chỉnh dự án, kéo dài thời gian thực chất chỉ là cái cớ để các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục được sử dụng quỹ đất lớn, ở vị trí đẹp. Các địa phương vẫn còn ngại việc xử lý tồn đọng sau thu hồi.
Đặc biệt với dự án có vốn FDI, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư chính là thu hồi luôn giấy phép kinh doanh. Việc giải quyết quyền lợi của người lao động cũng gặp khó khăn. Do vậy cơ quan quản lý cần đánh giá lại các dự án chậm triển khai dựa theo Luật Đất đai, không nên quá dễ dãi trong việc đồng ý cho doanh nghiệp điều chỉnh quy hoạch mà kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ để đấu giá tìm nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp hơn, TS Trương Huy Mai nhấn mạnh.
Theo Bảo Chương/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Hơn 80 đại lý hùng mạnh quy tụ, CaraWorld tạo tiếng vang lớn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Thị trường 20/11/2024 22:38
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê
Thị trường 18/11/2024 11:44
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST
Thị trường 13/11/2024 14:34
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Thị trường 13/11/2024 12:37
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld tại Cam Ranh
Thị trường 11/11/2024 17:07
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?
Thị trường 02/11/2024 14:15
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Thị trường 26/10/2024 06:26
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?
Thị trường 17/10/2024 16:41
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay
Thị trường 16/10/2024 06:53
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Thị trường 15/10/2024 06:14