Vỉa hè không dành cho... người đi bộ
Vỉa hè lại lộn xộn trước muôn kiểu lấn chiếm | |
Hà Nội: Nhiều vỉa hè bị tái chiếm sau 6 tháng ra quân | |
Hà Nội "tái khởi động" xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường |
Theo ghi nhận của phóng viên, trên một số tuyến giao thông như Hồ Tùng Mậu, Kim Mã, cầu Đền Lừ… hầu hết đã được phân chia làn dành cho ô tô, xe máy, xe đạp… Các quy định trong luật cũng ghi rõ, vạch “kẻ sọc ngựa vằn” và vỉa hè là không gian dành riêng cho người đi bộ.
Thế nhưng, trên thực tế tình trạng ô tô, xe máy đi lẫn vào làn riêng của nhau lấn đường của người đi bộ diễn ra thường xuyên. Mỗi khi đến giờ cao điểm, hàng loạt ô tô, xe máy đổ ào ra đường. Trong khi diện tích mặt đường có hạn, nhiều người vô tư lao hẳn lên vỉa hè. Thậm chí, đến cả khi dừng đèn đỏ nhiều phương tiện cũng dừng luôn trên vạch đường dành cho người đi bộ.
“Đoạn đường Hồ Tùng Mậu thường xuyên xảy ra ùn tắc, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Ý thức của người tham gia giao thông qua khu vực này rất kém, họ điều khiển xe leo hẳn lên vỉa hè, chiếm hết đường của người đi bộ. Tôi nhiều lúc đang đi bộ còn bị xe máy phía sau bấm còi inh ỏi giục đi nhanh, lách sang chỗ khác, trong khi vỉa hè vốn dĩ rất bé”- anh Nguyễn Hoàng (quận Cầu Giấy) bức xúc.
Đường Hồ Tùng Mậu vào giờ cao điểm xe máy leo hẳn lên vỉa hè (Ảnh: Lê Thắm) |
Không chỉ câu chuyện vỉa hè dành cho người đi bộ bị chiếm dụng, câu chuyện xe máy vô tư dừng đỗ trên vạch “kẻ sọc ngựa vằn” cũng đang là một thực trạng gây mất an toàn giao thông.
Anh Hoàng Phương (quận Hoàng Mai) cho biết: “Trường hợp xe máy dừng đỗ đèn đỏ ở vạch đường dành cho người đi bộ đã trở thành chuyện thường xuyên. Khi đi qua đây tôi vẫn tự hỏi, dừng như vậy có giúp họ đi nhanh hơn được hay không? Trong khi người đi bộ cứ phải khốn khổ len lỏi tìm chỗ đi ngay trên chính phần đường của mình”.
Vô tư dừng đèn đỏ trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ ở cầu Đền Lừ (Ảnh: Lê Thắm) |
Theo tìm hiểu, việc sử dụng vỉa hè đã được pháp luật quy định rất rõ ràng. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành 2 đạo luật quan trọng: Luật giao thông đường bộ và Luật xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Chính phủ đã có nhiều Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện các luật trên, trong đó đáng chú ý Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Tuy đã có các chế tài cụ thể để xử phạt nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng vẫn gặp phải nhiều khó khăn do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông chưa cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34