Vì sao không nên trữ đồ ăn trong ngày Tết?
Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi và sum họp gia đình của người Việt. Vì vậy mà những bữa ăn ngày Tết luôn cầu kỳ hơn so với ngày thường. Với các bà nội trợ, việc trữ thức ăn cho ngày Tết đã không còn là điều xa lạ và tủ lạnh trở thành chiếc tủ thần kỳ để bảo quản thực phẩm.
Với tâm lý ngày đầu xuân không nên mua bán gì nhiều, do đó có gia đình thường trữ thực phẩm cho cả tuần, từ thịt sống, thịt chín, rau củ quả, giò, bánh... Họ cho rằng ở môi trường lạnh không thể xâm nhập. Đây là ngộ nhận tai hại bởi họ đã nuôi vi khuẩn giết người. PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh đã nhận định rằng “Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Làm cho quá trình sinh sôi phát triển của chúng bị chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn”.
Thêm vào đó, BS CKI Trần Thị Minh Nguyệt cũng cho rằng: “Không nên tích trữ nhiều đồ ăn trong tủ lạnh trong ngày Tết, vì thực phẩm sẽ bị để lâu, dễ hư hỏng, mất chất dinh dưỡng, mất đi độ tươi ngon”.
Không nên lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh. Ảnh: Internet |
“Chưa kể đến việc không biết cách sắp xếp, bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh còn có thể gây nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm sống và chín. Tốt nhất nên chuẩn bị đủ dùng tối đa 2-3 ngày” - BS Minh Nguyệt cho hay.
Trong xu thế hiện đại, hầu hết các địa điểm chợ hoặc siêu thị đều mở bán rất sớm, tạo điều kiện mua sắm thực phẩm cho người dân, do đó việc tích trữ quá nhiều đồ ăn vô tình không đem lại lợi ích về mặt dinh dưỡng cho bữa ăn trong gia đình.
Bất cứ một loại thực phẩm nào cũng có hạn sử dụng và điều kiện lưu trữ riêng của nó. Như đối với rau xanh chỉ nên để 3-4 ngày vì để càng lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất đi các vitamin và khoáng chất, giảm giá trị dinh dưỡng của chúng. Thức ăn tươi sống như thịt, cá,… thì cần bảo quản ở ngăn đông lạnh, nhiệt độ thấp từ -14 độ C. Đối với thức ăn để trong tủ đông thì phần lớn không nên để quá ba tháng. Tuy nhiên, thời hạn của thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh và tủ đông còn phụ thuộc vào mỗi loại thức ăn và điều kiện bảo quản chúng. Do đó, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm.
Việc hạn chế tích trữ đồ ăn quá nhiều trong tủ lạnh, vừa giảm thiểu sự sụt giảm chất lượng thực phẩm, vừa hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày Tết.
Theo N.Hà/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44