Bạn có rã đông thực phẩm đúng cách?

Thông thường, có ba cách để rã đông thực phẩm chuẩn bị cho chế biến là rã đông từ từ trong tủ lạnh qua đêm, rã đông bằng lò vi sóng và rã đông bằng cách để ngoài không khí cho tan băng. Thế nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng ta đã rã đông sai cách.
ban co ra dong thuc pham dung cach Bỏ ngay thói quen rã đông thực phẩm kiểu này nếu muốn khỏe mạnh
ban co ra dong thuc pham dung cach 10 cách để tránh thức ăn bị ôi thiu mùa hè
ban co ra dong thuc pham dung cach

Nhiều người trong chúng ta tin rằng ăn các thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh và để nó tan qua đêm trong tủ là một cách tốt để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Nhưng bây giờ các nhà khoa học đã được tiết lộ rằng làm tan rã thực phẩm theo cách là hoàn toàn sai. Nghiên cứu được đăng trên Daily Mail và Sciencenordic.

ban co ra dong thuc pham dung cach
Thịt bị đông đá. Ảnh Internet

Susanne Ekstedt, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật SP Thụy Điển ở Gothenburg, cho rằng cách tốt nhất để làm tan băng thực phẩm là sử dụng nước. Khuyến cáo của Ekstedt dựa trên các thí nghiệm riêng của Viện về việc đông lạnh và làm tan băng các loại thực phẩm khác nhau: Các sản phẩm đông lạnh nên được cho vào túi plastic buộc kín và xả nước trực tiếp từ vòi. Do nước dẫn nhiệt tốt hơn không khí nên thực phẩm sẽ được rã đông nhanh hơn. Đưa vào nước lạnh sẽ ngăn vi khuẩn phát triển.

Phương pháp này tuân theo nguyên tắc đối với thực phẩm đóng băng: Cần được thực hiện càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, với thịt cá, do được gói kín, sẽ không bị mất nước, giữ được chất lượng nên ngon hơn.

Ông nói: “Đây là điều các nhà khoa học thực phẩm đã biết. Nhưng kiến thức này chủ yếu giới hạn trong ngành công nghiệp thực phẩm, hầu hết mọi người tiêu dùng dường như không ý thức điều này”.

Bjorg Egelandsdal, giáo sư tại Trường ĐH Khoa học Đời sống Na Uy, cũng cho rằng chưa bao giờ có bằng chứng khoa học nào cho thấy thực phẩm nên được làm tan trong tủ lạnh. Cô nói: “Đúng là thịt và các thực phẩm khác nên được lưu trữ trong tủ lạnh nếu chúng tan, nhưng tốt hơn hết là hãy làm tan đá thức ăn nhanh chóng trong nước nếu bạn sử dụng ngay”.

Ngoài ra, rã đông bằng lò vi sóng cũng là cách được nhiều người sử dụng nhưng theo S. Per Einar Granum, tiến sĩ vi sinh vật học tại ĐH Khoa học Đời sống (Na Uy), cho biết với thịt, nếu muốn hầm trong nồi thì có thể rã đông bằng cách này nhưng nếu muốn nướng thì không nên vì nó làm cho thịt bị hỏng, điều này thì “tàn bạo với thịt”- ông nói.

ban co ra dong thuc pham dung cach
Rã đông bằng lò vi sóng cũng là cách được nhiều người sử dụng. Ảnh: Internet

Cũng cần biết thêm là công trình của TS Ekstedt và cả khoa thực phẩm & sinh học còn nghiên cứu cả về tiến trình đông lạnh. Nếu thịt, cá được đông lạnh chậm, chất nước trong thịt, các sẽ từ từ đóng băng thành các tinh thể. Trong thực phẩm, sự hình thành của các tinh thể nước đá lớn trong quá trình đóng băng có thể làm rất nhiều thiệt hại cho các tế bào, làm giảm chất lượng của thực phẩm sau khi được rã đông.

Công cuộc nghiên cứu về hiệu quả của việc đông lạnh nhanh được dựa trên kinh nghiệm cá nhân của Clarence Birdseye, người được coi là nhà sáng lập nên ngành công nghiệp thực phẩm đông lạnh hiện đại của Mỹ. Birdseye đã khám phá được kinh nghiệm khi làm việc ở vùng giá lạnh Labrador miền Bắc Cực và được người Inuit (Eskimo) truyền cho nghề đánh cá.

Ông phát hiện ra rằng cá khi bị bắt ở -40 độ C được đóng băng một cách nhanh chóng thì khi tan đá, cá vẫn giữ được hương vị và còn khá tươi. Ông tiếp tục phát minh ra một loạt các kỹ thuật cho phép các loại thực phẩm được đông lạnh nhanh chóng, ngăn chặn sự hình thành các tinh thể nước đá lớn gây hư hại các tế bào làm thịt các giảm chất lượng.

Theo Nguyên Hà/ plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm (gọi tắt là Thông tư số 29) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2, đến nay, sau hơn một tháng triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Để bảo đảm yếu tố an ninh, thay vì chỉ có 24 mã đề thi môn tự chọn cho 24 học sinh trong 1 phòng thi như trước đây, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 nâng số mã đề lên thành 48 cho 2 khung thời gian của buổi thi thứ 3.
Nghệ An: Xử phạt người cắt ghép ảnh đại biểu Quốc hội, đăng tin giả để tăng tương tác

Nghệ An: Xử phạt người cắt ghép ảnh đại biểu Quốc hội, đăng tin giả để tăng tương tác

Theo thông tin từ Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Nghệ An, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt hai trường hợp đăng tải thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.
Brazil sa thải HLV Dorival Junior sau thất bại trước Argentina

Brazil sa thải HLV Dorival Junior sau thất bại trước Argentina

Chỉ ba ngày sau thất bại nặng nề 1-4 trước đại kình địch Argentina ở vòng loại World Cup 2026, Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) đã chính thức nói lời chia tay với HLV Dorival Junior. Quyết định được đưa ra tối ngày 28/3, trong bối cảnh đội tuyển Brazil đang trải qua chuỗi phong độ thất thường và thiếu bản sắc rõ ràng.
Nắng xuân gọi những yêu thương

Nắng xuân gọi những yêu thương

Ngày mới hé mở, nắng tinh khôi ùa vào phòng, ấm áp và trong trẻo. Những giọt sương mai long lanh đọng trên tán lá, vương vít chút se lạnh cuối đông. Hương hoa móng bò, lộc vừng từ công viên trước nhà thoảng qua. Tôi hít một hơi đầy lồng ngực, cảm nhận mùa xuân đang trở về.
Preston North End vs Aston Villa, tứ kết FA Cup: Khác biệt ở đẳng cấp

Preston North End vs Aston Villa, tứ kết FA Cup: Khác biệt ở đẳng cấp

Trận tứ kết FA Cup giữa Preston North End và Aston Villa hứa hẹn sẽ là cuộc đối đầu nhiều cảm xúc, nhưng cũng là màn so tài mà sự chênh lệch về đẳng cấp rất rõ ràng. Trong khi Aston Villa đang bay cao ở cả Premier League lẫn đấu trường châu lục, thì Preston chỉ là đội bóng hạng Nhất thi đấu phập phù trong mùa giải năm nay.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.

Tin khác

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Nhà nước cho học sinh lên tối thiểu 50%, thay mức đóng 30% như hiện nay.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các khu vực và BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh

Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh

Thời gian qua nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân nhập viện cấp cứu do uống nước kiềm chữa bệnh. Mới đây nhất, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân hôn mê nguy kịch vì tự ý bỏ thuốc điều trị bệnh Basedow (bệnh tự miễn của tuyến giáp) để uống nước kiềm và nhịn ăn theo hướng dẫn của một “thầy lang” tại Thanh Oai (Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động