Vì sao không nên đi bơi, chơi trò dưới nước khi bị tiêu chảy?
Trẻ nên ăn gì khi đang bị tiêu chảy | |
Trẻ bị tiêu chảy sử dụng thuốc không đúng, dễ gây phản ứng ngược |
Phần lớn nguyên nhân của tình trạng trên là do 1 ký sinh trùng có tên cryptosporidium (Crypto) , vốn có nhiều trong phân người - chiếm 89%.
Nó có thể sống sót trong bể bơi có mức clo bình thường. Do đó, người đang bị bệnh tiêu chyar không nên đi bơi.
“Chỉ cần nuốt 1 ngụm nước có Crypto là đủ khiến trẻ em và người lớn khỏe mạnh bị ốm trong nhiều tuần với các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn”, Michele Hlavsa, Giám đốc chương trình Bơi lội lành mạnh của TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết.
“Clo không thể giết chết Crypto nhanh chóng. Do đó, chúng ta cần giữ cho nước hồ bơi tránh xa loại vi khuẩn này. Đừng xuống nước và đừng để lũ trẻ đi bơi nếu đang bị tiêu chảy”.
Vi khuẩn Legionella (gây viêm phổi và các triệu chứng như cúm) và Pseudomonas (phát ban và viêm tai) là nguyên nhân tiếp theo gây ra các vụ dịch bệnh do bơi lội với 16% do Legionella và 13% do Pseudomonas.
Nếu bể bơi, bể sục và các sân chơi dưới nước không được làm sạch đúng cách, các vi khuẩn có thể phát triển và hình thành màng sinh học trên các bề mặt ẩm ướt. Legionella và Pseudomonas sống trong các màng bọc này và các chất khử trùng sẽ khó có thể tiêu diệt chúng.
Các cơ quan sức khỏe Hoa Kỳ phải báo cáo về an toàn bơi lội mỗi năm. Và ngày thứ 5 vừa qua, TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đã tập trung vào các đợt ốm bùng phát trong 14 năm (2000-2014) tại nước này liên quan với bơi lội hoặc tắm ở các điểm nước được xử lý.
Trung bình mỗi năm có khoảng 15 vụ dịch như vậy với khoảng 1.800 người mắc bệnh.
493 vụ dịch đã được báo cáo trong 14 năm gây ra ít nhất 27.000 ca bệnh và 8 ca tử vong.
Hơn một nửa vụ dịch xuất hiện vào mùa hè, mùa cao điểm của bơi lội.
CDC khuyến cáo các đơn vị quản lý bể bơi cần duy trì các phương pháp làm sạch thích hợp với lượng chất khử trùng đủ để ngăn vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho người bơi.
CDC cũng cho rằng những người đi bơi và cha mẹ trẻ nhỏ đóng vai trò hàng đầu trong ngăn ngừa bùng phát ký sinh trùng Crypto.
Theo Nhân Hà/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38