Cấm sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông:

Vì sao có quy định mà không thể thực hiện?

(LĐTĐ) Trên nhiều tuyến giao thông của Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông vừa điều khiển xe vừa dùng điện thoại.
vi sao co quy dinh ma khong the thuc hien Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng tham gia giao thông trong trường học
vi sao co quy dinh ma khong the thuc hien Thói quen xấu khi tham gia giao thông trong ngày mưa

Đáng nói, dù vi phạm luật giao thông và có chế tài xử lý cụ thể nhưng dường như có nhiều người xem và chấp nhận đó là điều bình thường. Việc các cơ quan chức năng liên quan sớm “mạnh tay” chấn chỉnh và xử lý những vi phạm trên là hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hình thành nên văn hóa giao thông.

Thói quen “chết người”

Từ lâu, sử dụng điện thoại được xem là một cách tiết kiệm thời gian đối với những người năng động. Tuy nhiên, sử dụng điện thoại đồng thời với điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông lại tiềm ẩn nhiều thảm họa. Hoạt động này không chỉ gây mất an toàn giao thông cho chính bản thân còn gây nguy hiểm những người xung quanh.

Theo khảo sát thực tế trên các trục giao thông chính như: đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân); đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai); phố Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa)… dễ dàng chứng kiến cảnh những “xe ôm công nghệ” một tay điều khiển phương tiện, tay còn lại và ánh mắt thì chăm chú vào chiếc điện thoại di động để “vợt” khách.

Không ít người cũng “tận dụng” thời gian tham gia giao thông để… gọi điện thoại, trao đổi thông tin. Nhiều người thậm chí vì mải “dán mắt” vào điện thoại đọc tin nhắn nên không thể quan sát được phương tiện trước mặt, sau lưng, bên cạnh đang lưu thông. Họ qua đường thiếu quan sát, chuyển hướng không báo hiệu, đèn đỏ “quên” dừng lại… gây bất bình cho những người điều khiển phương tiện cùng lưu thông.

vi sao co quy dinh ma khong the thuc hien
Nhiều “xe ôm công nghệ” tranh thủ “vợt khách” bằng điện thoại khi đang điều khiển xe. Ảnh: Luyện Đinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi điều khiển phương tiện, việc bị “mất” một tay do đang cầm điện thoại kết hợp với mất tập trung khi lái xe là nguyên nhân chính khiến người tham gia giao thông không thể phản ứng kịp khi gặp tình huống bất ngờ.

“Đối với xe máy, lái xe một tay sẽ không thể chắc chắn và an toàn bằng hai tay. Hơn nữa, tay trái cầm điện thoại sẽ khiến bạn không thể sử dụng hệ thống phanh kết hợp ở xe tay ga. Nếu giật mình trước những tình huống bất ngờ sẽ khiến bạn sử dụng phanh trước đột ngột và xảy ra tai nạn là điều khó tránh khỏi” – anh Nguyễn Văn Nam – chủ cơ sở sửa chữa xe ở Hà Trì (Hà Đông) chia sẻ.

Theo tìm hiểu, chưa có một thống kê đầy đủ nào về số vụ tai nạn giao thông liên quan tới việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện. Song nhiều nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra, tai nạn sẽ xảy ra cao gấp 4 lần ở nhóm người thường xuyên sử dụng điện thoại so với người tập trung điều khiển phương tiện.

Sử dụng điện thoại di động không chỉ làm lái xe mất tập trung, giảm khả năng phản ứng, xử lý trong việc giảm tốc độ, thắng xe, hay đi đúng làn đường, giữ khoảng cách an toàn với các xe xung quanh, chấp hành đèn tín hiệu…

Các bài kiểm tra độ tập trung của não và khoảng thời gian để não có thể hoàn toàn chú ý trở lại cũng cho thấy lái xe sử dụng điện thoại có phản ứng chậm hơn 30% so với tài xế có uống rượu bia. Chưa kể, nội dung cuộc trao đổi ấy còn làm giảm mức độ tập trung của lái xe đến 10 phút sau đó.

Theo quy định hiện hành, người đang điều khiển mô tô, xe gắn máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, bị phạt tiền từ 150.000 - 250.000 đồng; người điều khiển ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng. Thế nhưng trên thực tế, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng điện thoại vẫn diễn ra phổ biến, kể cả lái xe ô tô.

Thực tế, tại Hà Nội khoảng năm 2016, nhiều người phát cuồng với trò chơi bắt Pokemon. Bất kể cả người chơi đi xe máy, ô tô hay thậm chí vừa lái xe vừa ôm con nhỏ cũng dừng đỗ, sử dụng điện thoại tràn lan trên đường. Chỉ trong một thời gian ngắn, số vụ tai nạn giao thông vì “bắt Pokemon” tăng vọt.

Cần mạnh tay chấn chỉnh

Nhìn nhận vấn đề trên khía cạnh pháp lý, theo ông Phan Tiến Duy - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn luật DLS Việt Nam, sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông và những vi phạm trên đã có những văn bản, chế tài hướng dẫn xử lý cụ thể.

Chẳng hạn, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng; phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi sử dụng ô (dù), điện thoại di động, các thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Theo tìm hiểu, tuy mức độ xử phạt các đối tượng này đã được quy định cụ thể nhưng thực tế hiện nay việc xử phạt còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, về phía lực lượng chức năng rất khó phát hiện sai phạm, nhất là đối với những người điều khiển xe ô tô bởi tầm quan sát hạn chế. Đối với xe gắn máy, người điều khiển có nhiều biện pháp trốn, tránh lực lượng chức năng như, cài điện thoại trong mũ bảo hiểm, nhanh chóng cất điện thoại khi đi qua chốt kiểm tra...

Bày tỏ quan điểm cá nhân, nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải Nhì cuộc thi cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức, việc sử dụng điện thoại trên đường không chỉ là hành vi thiếu ý thức, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông mà còn làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, thậm chí gián tiếp tạo điều kiện cho tội phạm cướp giật hoạt động. Tuy nhiên, nếu chỉ “cứng nhắc”, áp dụng luật vào xử lý vi phạm thì chưa đủ, cần tăng cường công tác tuyên truyền để từ đó nâng cao ý thức người dân.

Thiết nghĩ, để góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm, duy trì và đảm bảo trật tự giao thông trên địa bàn, các lực lượng chức năng cần có giải pháp trọng tâm cụ thể, quyết liệt hơn nữa trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, quan trọng nhất vẫn là xây dựng hành vi ứng xử và thái độ tôn trọng bản thân của chính những người tham gia giao thông, trong đó có việc sử dụng điện thoại di động đúng cách để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Ủy ban ATGT quốc gia vừa có Công văn số 369/UBATGTQG đề nghị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng sử dụng điện thoại di động khi điều khiển mô tô, xe máy tham gia giao thông. Theo đó, hiện tình trạng lái xe công nghệ vừa điều khiển phương tiện vừa sử dụng điện thoại di động để liên hệ với khách, tìm địa chỉ… diễn ra rất phổ biến.

Đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về trật tự ATGT, uy hiếp an toàn của người và phương tiện lưu thông trên đường. Để khắc phục và chấn chỉnh tình trạng trên, Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị Ban ATGT thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng sử dụng điện thoại di động khi điều khiển mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông. Đặc biệt là đối với các lái xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện thoại thông minh để kết nối với khách hàng.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động