Tử vong vì bệnh dại - bức tranh toàn cảnh

Gần hết tháng 8, cả nước có 46 người chết vì bệnh dại. Đáng quan ngại là, bệnh rất nguy hiểm nhưng nhiều trường hợp tự chữa bằng thuốc nam.
tu vong vi benh dai buc tranh toan canh 7 bệnh bạn có thể bị lây từ thú cưng
tu vong vi benh dai buc tranh toan canh Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Sơ điểm một vài ca bệnh

Trung tâm y tế dự phòng Đắk Lắk thông báo, tỉnh có hai ca bệnh dại tử vong. Bà Trần Thị T, 52 tuổi, ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng, bị chó chạy rông cắn vào chân khoảng hơn 2 tháng trước, nhưng không tiêm kháng huyết thanh (KHT) chống dại. Sáng 20.8, bà nôn ói, sợ gió, sợ nước, mạch nhanh...

Vào BV Đắk Lắk cấp cứu, nhưng chiều ngày 21.8, bà tử vong với chẩn đoán bệnh dại đã lên cơn. Anh Nguyễn Văn H, 32 tuổi, ở thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, bị chó dại cắn từ 15.6. Vết thương nhiễm trùng nên anh về BV Nhiệt đới TPHCM điều trị. Đi viện muộn, lại không tiêm KHT nên bệnh chuyển nặng. Ngày 6.7 anh về nhà và tử vong sau đó.

tu vong vi benh dai buc tranh toan canh
Chó có hai thể dại cuồng và dại câm với biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Trong ảnh: Con chó với biểu hiện bệnh dại cuồng

Viện Vệ sinh dịch tễ TW thông báo, tháng 6 có 5 ca tử vong vì bệnh dại, trong đó hai ca không bình thường về đường nhiễm và chữa trị: Một nạn nhân 19 tuổi, ở xã Phong Vân, Lục Ngạn, Bắc Giang, bị chó ốm cắn vào mu tay nhưng điều trị bằng thuốc nam. Một người đàn ông ở thôn Đông Danh, xã Đông Ngũ, Tiên Yên, Quảng Ninh, mổ thịt chó, bị nhiễm virus qua vết xước ở tay.

Anh Nam, 34 tuổi, ở Gia Lai, chuyển từ BV tỉnh đến Viện bệnh nhiệt đới TPHCM ngày 21.6, khi đã suy hô hấp, tụt huyết áp, co giật, tổn thương tim, gan, thận, suy đa tạng, nên phải lọc máu liên tục. Người nhà nói trước đó, anh bị chó con cào nhưng không tiêm KHT.

Riêng tháng 6, Hà Nội có 2 ca tử vong do chó dại cắn.

Ngày 24.5, Trung tâm y tế dự phòng TPHCM cho biết: Bà Thơm, 52 tuổi, ở quận Gò Vấp, bị chó dại cắn nhưng không tiêm KHT. Khi con chó dại chết, bà đã ủ bệnh hơn một tháng rồi lên cơn, không thể cứu được. Từ năm 2010 đến nay, TPHCM mới có ca tử vong vì bệnh dại.

BV Nhi TW thông báo một ca đặc biệt: Ngày 31.5, bé Nguyễn Quốc V, 3 tuổi, ở Hải Phòng bị sốt, gia đình cho đi khám tư rồi nhập BV trẻ em Hải Phòng, tuy sốt cao nhưng bé vẫn tỉnh táo. Trong khoảng 7 - 8 giờ tại viện, tình trạng cháu chuyển xấu rất nhanh, sau 7 - 8 cơn giật có biểu hiện suy thở. BV chẩn đoán viêm não và chuyển BV Nhi TW trong tình trạng sốt cao, suy thở, li bì, hôn mê.

BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa hồi sức cấp cứu, BV Nhi TW cho biết, cháu được điều trị theo phác đồ viêm não - màng não. Tuy nhiên, nhận thấy bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng khác viêm não như xuất tiết nhiều đờm dãi, dương vật cương cứng... nên nghĩ đến bệnh dại. Gia đình nói ở nhà bé thường chơi đùa với chó, mèo.

Chọc dịch não tủy gửi Viện Vệ sinh dịch tễ làm xét nghiệm đặc hiệu virus dại cho kết quả dương tính. Nhập viện được một ngày, bé rơi vào tình trạng sốc; suy đa tạng, hô hấp, tuần hoàn, phải thở máy, sử dụng thuốc vận mạch liều rất cao và lọc máu liên tục. Sau 4 ngày tích cực cấp cứu nhưng tình trạng của bé không cải thiện. Ngày 5.6, gia đình xin về vì không còn hy vọng cứu chữa.

Chiều 17.4, Trung tâm y tế Mường Lát, Thanh Hóa thông báo: Ba tháng nay, huyện có 51 người bị chó dại cắn; riêng xã Mường Chanh có 36 người; một trường hợp tử vong do không tiêm KHT kịp thời.

Ngày 26.4, thấy một con chó hoang chạy đến trang trại gia đình, ông Hoàng Văn H, SN 1950, ở đảo Vĩnh Thực, TP Móng Cái liền bắt, nhốt lại. Khi bắt, ông bị nó cắn vào mu tay, chảy máu, nhưng chỉ rửa qua vết thương. Ngày 1.5, ông thấy con chó này chết nhưng không nói cho ai biết và cũng không tiêm KHT. Ngày 1.6, ông H lên cơn dại và tử vong tại nhà, từ khi bị chó cắn đến lúc phát bệnh là 37 ngày.

Tháng 3.2017, xã Thanh Mai, Thanh Chương, Nghệ An, có 53 người bị chó nghi dại cắn, trong đó một bé 4 tuổi chữa bằng thuốc nam, khi lên cơn mới đưa đi viện cấp cứu, đã tử vong…

Chắc chắn tử vong nếu không tiêm kháng huyết thanh

Việt Nam là nước có số người mắc bệnh dại cao trên thế giới: Từ năm 1991 - 2016 có 4.045 ca tử vong, từ 1991-1995, trung bình 400 tử vong/năm; giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện chương trình quốc gia loại trừ bệnh dại, trung bình cả nước có 95 ca tử vong/năm và khoảng 380.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng/năm.

Bệnh dại tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc và năm 2016, có những tỉnh lượng người bị chó dại cắn cao bất thường như Thái Nguyên khoảng 2.000 người; Thanh Hóa 781 người...

Một ca rất thương tâm là chị Nguyễn Thị Tin, 32 tuổi, ở Nghi Văn, Nghi Lộc, Nghệ An, mang thai 32 tuần, đến BV Nghệ An khi các triệu chứng dại đã bùng phát: Sốt; mệt mỏi; chảy dớt dãi; không nuốt được nước bọt; sợ nước, sợ gió; có những cơn co thắt hầu họng... phải mổ để cứu con. Sau mổ, mẹ tử vong, bé trai nguy kịch, qua hơn 10 ngày chăm sóc đặc biệt, cháu qua đời do sốc nhiễm khuẩn.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh có triệu chứng như chó dại nhưng tỉnh táo đến lúc chết, được WHO xếp hạng gây tử vong thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Cần khẳng định, người bị chó, mèo... dại cắn đã lên cơn dại thì 100% tử vong và chỉ có một cách duy nhất là tiêm KHT chống dại và kết hợp với vacxin phòng dại sớm nhất mới sống được. Chuyện chữa khỏi bằng thuốc nam là hoang đường và càng hoang đường hơn khi thuốc nam chữa khỏi vào đúng lúc người bệnh lên cơn!? Gây bệnh là virus dại (họ Rhabdoviridae), đặc tính hướng thần kinh, gây viêm não cấp, vào máu người theo dớt dãi qua vết cắn của chó (90%), mèo (5%), lợn, chuột...

Dại không có dịch lớn nhưng luôn có những ổ dịch nhỏ, tản phát vào mùa hè là chủ yếu, mắc bệnh nhiều nhất là chó và người. Ước tính, thế giới có khoảng 100.000 tử vong/năm do dại và 80% ở Châu Á, Phi và Mỹ; khoảng 15 phút có một người chết vì dại. Năm 2003, bệnh dại bùng phát ở Trung Quốc, 9 tháng đầu năm có 1.300 người chết, do chó cảnh và chó lang thang tăng, tỉ lệ tiêm phòng thấp; năm 2007, tử vong do dại gấp 16 lần năm 1995.

Khi bị chó dại cắn, tiêm KHT và vacxin là vấn đề sống còn. Nếu vết cắn nhẹ, xa não mà chó vẫn bình thường, không phát hiện súc vật dại ở khu vực, không vội tiêm. Không được giết chó mà theo dõi khoảng 15 ngày, nếu chó không phát dại thì cân nhắc giữa tiêm hay không, vì 10 ngày là đủ thời gian ủ bệnh để bệnh phát trên chó.

Đã có nhiều trường hợp nóng giận đập chết chó cắn mình, sau đó phát dại tử vong, vì chó đó đã nhiễm virus nhưng chưa phát bệnh. Trong 10 ngày nếu chó mất tích, ốm chết, bỏ ăn, bị giết hoặc phát dại thì phải tiêm ngay. Bị chó dại cắn ở đầu, mặt, cổ, tay (gần não); nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu; không theo dõi được chó; bị cắn ở khu vực có chó dại thì phải tiêm KHT ngay để diệt virus và tiêm vacxin cùng ngày.

Tiêm KHT càng sớm hiệu quả càng cao (cao nhất trong 2 ngày đầu), nếu chậm cũng không được để quá 7 ngày (thời gian ủ bệnh dại ở người vài ngày, vài tháng, đến một năm tùy theo vết cắn gần hay xa não, vì virus tiến về não theo hệ thống thần kinh); tiêm muộn hiệu quả giảm nhưng vẫn có, do đó muộn vẫn phải tiêm.

Tiêm KHT có thể gây sốc phản vệ nhưng tỉ lệ rất thấp và có thể hạn chế bằng phương pháp tiêm, cùng thuốc kháng Histamine tổng hợp. Với loại vacxin cũ, có thể có một vài tác dụng phụ nhẹ (thường xảy ra sau mũi thứ ba trở đi, tỉ lệ khoảng 1- 2/10.000). Hiện đã có vacxin điều chế theo phương pháp vô bào an toàn hơn.

Cần phải biết biểu hiện hai thể dại cuồng và dại câm trên chó. Dại cuồng: Chó có vẻ bứt rứt, sợ hãi, chui vào chỗ tối, kín đáo, thái độ miễn cưỡng với chủ hoặc ngược lại vui mừng, quấn quýt quá mức, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru từng hồi nghe xa xăm như tiếng sói. Những biểu hiện này chỉ kéo dài tối đa 2 ngày rồi nặng hơn, con vật luôn luôn bồn chồn, nhảy lên đớp không khí (như đớp ruồi); tiếng sủa kéo dài và rướn cao thành tiếng hú ghê rợn ở đoạn cuối; mắt đỏ ngầu; chảy dãi như bọt xà phòng quanh mép, đầu chúi xuống, lắc lư.

Mọi kích thích dù nhỏ đều làm chó lên cơn dại, cắn người kể cả chủ, con vật khác hoặc tự cắn, thường cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi. Chó dại có thể đi xa 50km, gặp vật gì cũng lao đến cắn xé, tấn công người, vật nuôi do rối loạn cảm xúc. Một chó dại có thể cắn rất nhiều người như ở Ninh Thuận (33 người); Nghệ An (54 người); Bình Thuận (57 người).

Do vết tự cắn ngứa nên chó liếm, cào đến rụng lông, chảy máu; rồi liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, không nuốt được thức ăn, nước uống; tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng tiếng; đến liệt hai chân sau...; chết 3 - 7 ngày sau triệu chứng đầu tiên. Dại câm: Chó buồn rầu, ủ rũ, nhưng tiến triển nhanh đến liệt và chết (khoảng 2 - 3 ngày), không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng; dạng này rất nguy hiểm vì cho rằng chó không dại và khi chưa liệt hàm chó có thể cắn chủ khi chăm sóc nó.

Nước ta “xuất hiện” nhiều “thần y” chữa khỏi bệnh dại khi đã lên cơn, sùi bọt mép ở Hà Nội, Thái Bình, Quảng Trị, Hưng Yên, Quảng Nam, Hải Dương, Đồng Nai, Nghệ An... và đều dùng thuốc nam “bí truyền”!? Nhưng cách tiểu vào gốc chuối gần nhất trong vườn lúc 3 giờ đêm, lấy đất ướt bôi lên tay 9 ngày sẽ khỏi dại thì quả là “độc nhất vô nhị”.

Lại có cả những “phương pháp chẩn đoán” nhiễm dại đượm màu thần bí như cho ăn đỗ xanh sống không thấy tanh ngái; dùng sả giã, bọc vải vuốt dọc sống lưng; đắp lá (phải thêm 9 lá đào cho nam và 7 cho nữ) sống lưng hay vết cắn hoặc đắp lá tràm và trầu không giã nát ở sống lưng, nếu xuất hiện tia máu đỏ hay tím là nhiễm dại, tia đỏ chữa nhanh khỏi, tia tím kèm chảy máu là sắp lên cơn...!?

Được các “thày” giải thích “độc” dại vào tủy sống đi lên não (đúng vậy, đường xâm nhập não của virus dại là dây thần kinh và tủy sống) nên phải vuốt, đắp ở “sống lưng”... Thế nhưng, đã rất nhiều người tin vào những cách này hay tin “thày” nhìn vết cắn để “chẩn đoán” không nhiễm dại nên không tiêm và đã chết!?

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm tuy rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chủ động khống chế bằng các cách đơn giản nhưng do tập quán và ý thức tùy tiện của người dân, thái độ lơ là của chính quyền và cơ quan chức năng nên có nguy cơ bùng phát. Muốn khống chế và loại trừ bệnh dại, 70% trở lên số chó toàn quốc phải được tiêm vacxin phòng dại và đây là cách đơn giản thứ nhất.

Thế nhưng, đa số địa phương tiêm vacxin phòng dại trên chó rất thấp (dưới 60% ở thành thị và khoảng 15 - 20% ở nông thôn, miền núi) dù có quy định không tiêm, chủ bị phạt từ 100.000 - 300.000đ; cá biệt năm 2015 tỉnh Cà Mau chỉ tiêm phòng dại được 1,65% số chó!? (số liệu của Cục Thú y, Bộ NN-PTNT).

Chi cục thú y Thái Nguyên cho rằng, nhiều người bị chó dại cắn năm 2016 ở tỉnh này là do chỉ tiêm được 60% số chó; có đến 3 ổ dịch dại được xác nhận ở những khu vực mà không có một con chó nào được tiêm; sau nhiều năm cơ bản kiểm soát được, thì nay bệnh dại trên chó đang trở lại...

Tập quán nuôi chó ta thả rông khắp toàn quốc cũng là một “công đoạn” trong chu trình lây truyền bệnh vì chó lành dễ dàng tiếp xúc với chó mang mầm bệnh hoặc đã phát bệnh làm phát tán virus ra diện rộng. Tuy đã có quy định nuôi chó phải tiêm chủng, rọ mõm từ lâu nhưng hầu hết người dân coi như chuyện “mất thời gian”. Nói không quá thì chỉ cần làm tốt việc tiêm chủng và rọ mõm đã loại trừ cơ bản được bệnh.

Tuy nhiên, hai việc dễ làm nhất nhưng hiệu quả nhất này lại không làm được do tập quán “ngàn đời cha ông để lại”. Vì thế nên phải tốn kém, bởi tháng 5.2016, Cục Thú y đã có 11 đoàn đi 26 tỉnh, TP để kiểm tra tiêm phòng dại cho chó. Bộ NN-PTNT phải gửi văn bản yêu cầu các tỉnh, TP thống kê đủ số lượng chó; tổ chức các đợt tiêm phòng; tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động tiêm vacxin cho chó, mèo; đặc biệt phải ký cam kết không thả rông; chó ra nơi công cộng phải có rọ, xích dắt.

Chủ tịch UBND huyện, xã quy định cụ thể việc bắt, xử lý chó thả rông... theo Nghị định số 05/2007 và tổ chức lực lượng tuần tra, bắt chó thả rông...; giảm số người bị chó cắn, người tử vong do bệnh dại...…

Cần biết, bị chó, mèo... không có biểu hiện dại cắn vẫn có thể bị dại do có virus trong nước bọt của chúng, vì thế không nên “yêu” động vật kiểu “tự sát” như cho ngậm, liếm nhất là khi có vết xước. Mùa hè và đặc biệt tháng 8 hàng năm là mùa động dục của chó nên số chó dại thường tăng (30 - 40%), cần đề cao cảnh giác. Virus dại tuy yếu, bị bất hoạt nhanh chóng bởi xà phòng, Ether, cồn Iôt (dung dịch povidin), chết trong 5 phút ở 600C và 1 phút ở 1000C. Nhưng với nhiệt độ phòng ở có thể sống 1 - 2 tuần trong nước bọt chó dại, người bị dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh có triệu chứng như chó dại nhưng tỉnh táo đến lúc chết, được WHO xếp hạng gây tử vong thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Theo BS Văn Bình/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động