7 bệnh bạn có thể bị lây từ thú cưng
1. Khuẩn salmonella
Trong khi bạn thường nghĩ rằng căn bệnh này chủ yếu lây nhiễm khi ăn thịt chưa nấu chín thì thực tế nó có thể lây lan qua các động vật sống quanh bạn.
Salmonella là một loại khuẩn sống trong đường ruột. Những con vật có khuẩn này vẫn có vẻ ngoài hoàn toàn khỏe mạnh và chúng sẽ lây truyền vi khuẩn này qua phân và bám vào lông.
Nếu bạn không rửa tay sau khi đã chạm vào những con vật bị nhiễm bệnh này, vi khuẩn sẽ dễ dàng lây sang bạn.
Để giảm thiểu nguy cơ, hãy rửa tay thật kỹ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với phân động vật.
2. Bệnh lác đồng tiền (ecpet mảng tròn)
Lác đồng tiền là bệnh nhiễm nấm trên da do bị nhiễm từ các phòng bơi, phòng thay quần áo cũng như từ thú cưng.
Để phát hiện bệnh nấm này trên thú cưng, hãy tìm các vòng đỏ có gờ nổi và màu sậm hơn so với trung tâm của vòng. Hãy theo dõi các vết đỏ, ngứa hoặc vảy trên da hay các vết loang bị vỡ.
Nếu bị nhiễm ở da đầu (hay lông động vật), bạn có thể thể thấy các mảng rụng hình tròn.
Thật may là bệnh lác đồng tiền hoàn toàn có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi đặc hiệu.
3. Bệnh mèo cào
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, 40% mèo có vi khuẩn gây nhiễm trùng tại chỗ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của chúng. Con người có thể bị nhiễm sau khi bị một vết cào trong quá trình chơi đùa.
Bệnh sẽ xuất hiện khi vết cào của mèo phồng lên và chuyển sang màu đỏ. Đôi khi sẽ có triệu chứng như cúm.
Để phòng ngừa, đừng chơi đùa nếu con mèo của bạn hay cào cắn.
Cần diệt bọ chét nếu thấy xuất hiện trên cơ thể mèo và rửa sạch vết mèo cào với nước ấm và xà phòng.
4. Bệnh lyme
Bệnh này thường lây truyền qua những con ve ký sinh trên vật nuôi.
Nếu bị nhiễm bệnh, bạn có thể không biết do có rất ít hoặc không có triệu chứng.
Tuy nhiên, có thể tự dưng xuất hiện tình trạng da ủng đỏ, sốt, hay đau cơ/khớp. Khi đó, bạn cần được bác sĩ chăm sóc ngay.
Để bảo vệ bản than, cần tránh đưa vật nuôi tới những nơi có nhiều cỏ, đặc biệt là vào mùa xuân và hè. Khi đưa vật nuôi ra ngoài, cần kiểm tra chúng trước khi cho vào nhà.
5. Giun
Bạn có thể không nhận ra nhưng bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm giun từ vật nuôi.
Những con giun sống trong hệ tiêu hóa và sẽ truyền cho người qua phân. Hay đơn giản là khi bạn đi chân đất, giun có thể xuyên qua da mà bạn không hề hay biết.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng trăm triệu người bị nhiễm giun từ động vật nuôi.
6. Toxoplasmosis
Đây là bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây nên.
Bệnh phổ biến ở vật nuôi này xuất hiện khi người bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii ở vật nuôi, đặc biệt là mèo. Bệnh gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm nhng có thể gây biến chứng cho thai phụ.
Với căn bệnh này, quy tắc tốt nhất là phòng ngừa. Đó là cần vệ sinh cho mèo hằng ngày, sử dụng găng tay, không tiếp xúc trực tiếp với phân động vật; cần rửa tay thật kỹ sau khi làm vườn.
7. Bệnh dại
Khi nói về các bệnh truyền nhiễm qua vật nuôi, không thể bỏ qua bệnh dại. Vi rút này có thể nhiễm vào hệ thống thần kinh của cả động vật và người, gây ra tình trạng tử vong rất thương tâm.
Để phòng ngừa, cách tốt nhất là cho các thú nuôi tiêm phòng dại đầy đủ.
Thú cưng luôn mang lại yêu thương, tiếng cười nhưng bạn cũng cần ý thức rõ về những bệnh tật mình có thể mang khi nuôi chúng. Thường xuyên tắm và vệ sinh sạch sẽ cho chúng và chính mình là cách phòng ngừa bền vững và lâu dài.
Theo Nhân Hà/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38