Từ những tai nạn thương tâm của trẻ nhỏ: Không thể mãi chỉ là bài học
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng | |
Hai xe tải va chạm cực mạnh làm hai người tử vong tại chỗ | |
Sử dụng mũ bảo hiểm rởm |
Những ví dụ thương tâm
Mới đây, Bệnh viên (BV) Nhi Trung ương tiếp nhận một trường hợp tai nạn thương tâm của một bé trai Nguyễn Thành Phương, 2 tuổi (ở Phú Thọ) bị máy xay nghiến nát bàn tay. Tai nạn xảy ra vào chiều ngày 11/10 khi gia đình đang sử dụng máy để xay sắn, bé Phương chơi gần đó không may sờ tay vào máy khi máy đang chạy.
Các bác sĩ BV Nhi Trung ương cho biết, tiếp nhận bé Phương trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, toàn bộ vùng vết thương được băng bó thấm đẫm máu. Ngay lập tức, bé được các bác sĩ BV cấp cứu bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Khi mở băng kiểm tra vết thương của bé, các bác sĩ nhận thấy toàn bộ vùng bàn tay trái của cháu bé đã bị dập nát, lộ xương ở cẳng tay. Bệnh nhi được tiến hành hồi sức, truyền máu và chỉ định phẫu thuật ngay trong đêm hôm đó. Không may mắn, bàn tay tổn thương đã dập nát, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ hoàn toàn và tạo mỏm cụt cho bệnh nhi.
Khoa Chỉnh hình Nhi (Bệnh viện Nhi Trung ương) đang tiến hành phẫu thuật cho cháu Phương. |
Theo Thạc sĩ, BSCKII Lê Tuấn Anh - Phó Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi (BV Nhi Trung ương), những cháu bé đến từ các vùng nông thôn thì nguy cơ rủi ro càng tăng lên nhiều lần do trẻ có cơ hội chơi gần các loại máy xay, máy xát. Cách đây chỉ vài tháng, các bác sĩ trong khoa đã từng tiếp nhận một trường hợp tương tự: một bé gái 2 tuổi gặp tai nạn trong khi chơi gần máy xát gạo. Người nhà đưa cháu đến trạm xá cầm máu tạm thời rồi chuyển cháu đến BV Nhi Trung ương với một bên chân vẫn còn lủng lẳng. Thương tâm là vùng đùi của cháu đã bị máy xát nghiến nát đến tận bẹn.
Đừng để mãi chỉ để học
Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, tỷ suất tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em ở Việt Nam còn cao so với các nước trên thế giới. Cụ thể, nếu năm 2010 toàn quốc có 7.460 trẻ em và trẻ vị thành niên từ 0-19 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích, trung bình mỗi ngày có 20 em bị tử vong do tai nạn, thương tích, thì đến năm 2013, có 6.498 em bị tử vong, trung bình mỗi ngày còn có khoảng 18 em bị tử vong do tai nạn, thương tích.
Phát biểu tại Hội thảo góp ý xây dựng “Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020”, bà Vũ Thị Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em cho rằng, tình hình tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, mà những nguyên nhân chính thường là do sự thiếu kiến thức, bất cẩn của người lớn, môi trường xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình và cộng đồng, kinh phí cho việc thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em ở địa phương còn hạn chế... hầu hết các trường hợp liên quan đến tai nạn thương tích đều phòng tránh được, nếu chúng ta, những người lớn, mỗi cơ quan, mối gia đình quan tâm nhiều hơn nữa cho trẻ em.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia y tế, bác sĩ Tuấn Anh nhận định, ở giai đoạn từ 1-5 tuổi, trẻ thường rất hiếu động và ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ tổn thương cao nhất. Tai nạn ở các cháu thường rất đa dạng. Trẻ có thể gặp hiểm họa từ những vật dụng nhỏ bé như cây kim, chiếc tăm, chiếc đũa hay vô tình trở thành nạn nhân của những phương tiện mưu sinh của gia đình. Chính vì điều này, gia đình cần hết sức thận trọng trong việc trông nom và chăm sóc các cháu nhỏ.
“Tại nhiều vùng nông thôn, do thói quen sinh hoạt… nhiều phụ huynh thường để trẻ chơi tự do nên những tai nạn thường gặp như: trẻ đuối nước, trẻ bị gia súc tấn công, trẻ bị bỏng, giật… chỉ trong chớp nhoáng đã cướp đi mạng sống của các trẻ. Hoặc, nhiều trẻ may mắn còn sống thì những tổn thương về thể chất còn có thể phục hồi theo thời gian, nhưng những sang chấn về tinh thần mà các cháu phải gánh chịu sẽ còn dai dẳng suốt đời” – bác sĩ Tuấn Anh cho biết thêm.
Dù đã liên tục cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng gần như tháng nào không chỉ Khoa Nhi (BV Nhi Trung ương) mà hầu hết khoa nhi của nhiều bệnh viện như: Bạch Mai, Việt Đức, Xanh Pôn… cũng phải tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhi bị các sự cố do sơ xuất trong gia đình như: bị nhỏ nhầm cồn vào mũi, uống nhầm dầu máy khâu, dầu hỏa... do người lớn sơ ý đựng những hóa chất vào chai trà xanh, Lavie, C2… điều này một lần nữa lại thấy được những nguy hại do người lớn bất cẩn khiến trẻ nhỏ chịu tổn thương không đáng có.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38