Hệ thống chợ dân sinh: Bất cập khâu quản lý môi trường

Rau quả sạch, thực phẩm sạch ra sao khi mà hàng ngày tại một số chợ dân sinh vẫn diễn ra trình trạng nhếch nhác, mất vệ sinh nghiêm trọng.
bat cap khau quan ly moi truong Các chợ dân sinh vẫn thờ ơ trước nguy cơ dịch cúm A/H7N9:
bat cap khau quan ly moi truong Giá thực phẩm đã ổn định
bat cap khau quan ly moi truong Để quốc gia phát triển bền vững: Chú trọng đầu tư cho dân sinh

Chợ rau thịt thành chợ “rác”

Khảo sát qua kha khá khu chợ đầu mối tới chợ dân sinh, chợ cóc qua nhiều ngày, PV nhận thấy đây là tình trạng chung của hầu hết các chợ là cứ giờ tan tầm rác thải chất đống chờ người dọn, chưa kể tới nước thải còn chảy ra lênh láng ra ngoài đường gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Điển hình như chợ Phùng Khoang (Trung Văn, Nam Từ Liêm), nếu như khu vực chia kiot sạch sẽ, ngăn nắp bao nhiêu, thì vào sâu khu vực mua buôn, hàng hóa bày bán tràn lan. Khu vực hải sản, tiểu thương giết mổ khiến cho vẩy cá, lòng, máu me khắp góc chợ, nơi chất đống mai cua đang bốc mùi phân hủy..

Chị Hòa (tiểu thương bán cá chợ Phùng Khoang) cho rằng: “Người mua có nhu cầu làm thịt thì chúng tôi phải mổ, đáp ứng nhu cầu của khách. Giờ chất đống ở đây, tan tầm sẽ có nhân viên vệ sinh quét dọn, hốt đi. Còn nước chảy ra cũng như nước ao nước hồ, nước máy có gì đâu mà bẩn”.

bat cap khau quan ly moi truong
Khu vực bán hải sản của các chợ luôn là nơi mất vệ sinh nhất.

Còn chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy) cũng nằm trong danh sách trên, dù là hai chợ gộp một, kèm chợ sinh viên buổi chiều nhưng sáng ra, chợ này vẫn hỗn hợp đủ mọi loại rác. Chưa kể tới, nhiều quán bánh, hàng ăn bày bán xen kẽ quanh chợ rất mất vệ sinh. Nhiều người cho rằng, cứ ăn chín, uống sôi là mọi vi khuẩn đều không thể tồn tại, bạn Nguyễn Thị An (sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Cả chợ có một quán bún, cứ ăn ngon, rẻ là chúng tôi dẫn nhau vào. Nhìn chợ rác thải thế chứ cứ ăn chín, uống sôi là được rồi có sao đâu, ở chợ thì tránh sao được người ta vất rác”.

Cũng tại các chợ dân sinh, nếu như khu vực buôn bán hải sản, gia cầm nồng nặc mùi hôi, tanh, thì ở khu vực bán hoa quả là tan tác những đống hoa quả hỏng, thối, dập… được tiểu thương vất bừa bãi, khu vực rau xanh là cảnh rau già, rau thối… tập trung thành từng đống.

Chợ là nơi giao thương, cung cấp đa dạng các chủng loại hàng tiêu dùng thiết yếu của cuộc sống, là “cha chung” của cánh tiểu thương, vì vậy, không lạ khi nơi này lại thiếu vệ sinh, thiếu tổ chức. Mạnh ai người đó vất, chỉ cần bán được hàng, tiểu thương không cần biết quanh chợ rau, chợ thịt bây giờ là những núi rác to nhỏ, người qua người lại đè nát bét, nhơ nhớp khắp nền sàn. Không cần biết ngày nắng hay mưa, những góc chợ lúc nào cũng đầy nước bùn khiến người qua lại không cẩn thận sẽ bẩn cả quần áo.

Còn nhiều thờ ơ

Giờ đây, không chỉ công tác phòng chống cháy nổ còn nhiều thờ ơ, các khu chợ dân sinh cũng đang quá coi thường vấn đề an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Những chợ “rác” vẫn tồn tại, tiềm ẩn đủ mọi nguy cơ nhưng người bán, người mua, người quản lý đều coi như một lẽ thường tình. Tự hỏi, khi người dân còn “cầu” thực phẩm sạch, vẫn hoảng loạn trước thông tin thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, sao họ vẫn quên đi một thực tế, chợ mất vệ sinh sẽ không thể có thực phẩm an toàn.

Thế nhưng, trái ngược với nước cống, rác thải, hoạt động mua bán tại đây vẫn diễn ra vô cùng tấp nập. Những khu hải sản vẫn đều đặn đánh vảy cá, xay cua ngay bờ nắp cống. Rau vất ngay dưới sàn bẩn mà xung quanh đủ người đi lại nhưng vẫn được tiêu thụ ào ào. Còn chưa kể là thức ăn chín xen kẽ khu vực thức ăn sống, nhiều lúc còn xuất hiện cả quán bún phở giữa chợ hôi tanh. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã đủ thấy, với môi trường thiếu vệ sinh như vậy, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi những thông tin về sức khỏe liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh luôn được các cơ quan chức năng phát đi đều đặn, người dân hàng ngày vẫn quan tâm đến thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn… nhưng họ lại vô cùng mâu thuẫn khi thờ ơ trước những cảnh rác thải, mất vệ sinh tại chợ. Còn chưa kể tới, người bán và người quản lý còn rất thờ ơ, quy trách nhiệm giữ gìn chợ sạch sẽ cho nhân viên và công ty môi trường.

Ông Nguyễn Văn Dục – Tổ trưởng Đội quản lý chợ Dịch Vọng cho biết: “Việc của tiểu thương là phải thu gom, tiếp đến là do công ty môi trường dọn, quét và xả nước. Cá thịt thì họ dồn chung vào túi sẽ có nhân viên môi trường đi thu, cá tanh thì có nước xả ngay. Chúng tôi vẫn kiểm tra, theo dõi, hộ kinh doanh làm không đúng, không dọn dẹp, chúng tôi sẽ nhắc nhở, không được sẽ đình chỉ luôn. Mà ngày nào cũng vậy, cứ 10h30 lại có công ty môi trường thu dọn để chiều có chỗ cho chợ sinh viên bán. Đây là hai chợ gộp một chứ không chỉ bán riêng thức ăn nên không thể để bẩn được. Còn chợ thì bao giờ cũng vẫn có mùi, cái này không thể tránh được rồi”.

Dù ban quản lý chợ khẳng định chợ sạch sẽ nhưng nhiều tiểu thương dọn dẹp bằng việc không phân loại rác và đổ trực tiếp vào ống cống nước thải. Trong khi đó, đường nước thải không tiêu khiến cho rác đặc biệt là thức ăn bị phân hủy rất ô nhiễm. Còn người mua thì mặc nhiên khẳng định, chỉ cần nguồn gốc đảm bảo là thực phẩm đó an toàn mà quên mất chính những đống rác thải bốc mùi đang tiềm ẩn nhiều loại dịch.

Rác sống phân hủy chảy dịch khắp sàn, vết chân người qua lại mang theo dịch bẩn qua khu vực rau quả. Ngoài ra, sự thiếu quy hoạch giữ nơi bán đồ khô, sống, thức ăn chín cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Mùi hôi tanh kêu gọi ruồi muỗi, chúng bay nhảy từ thức ăn sống, qua thức ăn chín, từ sàn nhà lên quầy thực phẩm, không có gì che đậy, chủ quán vẫn đều đặn bán bánh, chan phở và người ăn vẫn cứ hồn nhiên thưởng thức. Đó chính là sự tiếp tay của dịch bệnh vào cơ thể mà nhiều người vẫn đang coi thường.

Giờ đây, không chỉ công tác phòng chống cháy nổ còn nhiều thờ ơ, các khu chợ dân sinh cũng đang quá coi thường vấn đề an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Những chợ “rác” vẫn tồn tại, tiềm ẩn đủ mọi nguy cơ nhưng người bán, người mua, người quản lý đều coi như một lẽ thường tình. Tự hỏi, khi người dân còn “cầu” thực phẩm sạch, vẫn hoảng loạn trước thông tin thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, sao họ vẫn quên đi một thực tế, chợ mất vệ sinh sẽ không thể có thực phẩm an toàn.

Hồng Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.

Tin khác

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động