Tình hình giao thông 6 tháng đầu năm: Tai nạn giảm, ùn tắc gia tăng
Người dân theo dõi giao thông thành phố qua camera trực tuyến | |
Dòng người đổ về quê nghỉ lễ, giao thông Hà Nội ùn tắc! |
Gần 9.600 vụ tai nạn
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, tính từ ngày 16/12/2016 - 15/6 vừa qua, cả nước đã xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông; làm chết 4.134 người, bị thương 7.935 người. So với 6 cùng kỳ năm trước, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông giảm 636 vụ (6,22%), số người chết giảm 229 người (5,25%), số người bị thương giảm 1.004 người (11,23%).
Ùn tắc giao thông trên phố Thái Hà. Ảnh: Thanh Hải. |
Đáng chú ý, số người thương vong chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực đường bộ khi trong thời gian này có tới 9.457 vụ, làm chết 4.031 người, bị thương 7.890 người. Đường sắt: xảy ra 76 vụ, làm chết 65 người, bị thương 30 người; đường thủy nội địa: xảy ra 50 vụ, làm chết 26 người, bị thương 14 người.
Trong 6 tháng đầu năm nay có 38 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có số người chết vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó có 3 tỉnh: Cà Mau, Cao Bằng, Điện Biên giảm trên 40% số người chết do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vẫn còn 22 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2016.
"Thời gian qua, Hà Nội đã làm rất tốt công tác quản lý đô thị, giải tỏa lấn chiềm lòng đường, vỉa hè, có tác động tích cực đến đảm bảo trật tự, ATGT. Đề nghị TP tiếp tục kiên trì công tác này một cách có hiệu quả để bảo vệ không gian giao thông." -Ông Trương Quang Nghĩa -Bộ trưởng Bộ GTVT "Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông là ý thức của một bộ phận lái xe vận tải (cả hành khách lẫn hàng hóa) quá tồi. Đa số các vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng, gây hậu quả thảm khốc đều xảy ra do lỗi chủ quan của lái xe." - Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội ô tô vận tải Việt Nam |
Đặc biệt, 4 tỉnh: An Giang, Quảng Trị, Cần Thơ, Lai Châu có số người chết tăng trên 30%. Theo phân tích của Ủy ban ATGT Quốc gia, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn trên đường bộ bắt nguồn từ ý thức của chính người tham gia giao thông; phương tiện gây tai nạn chủ yếu vẫn là xe mô tô, xe máy (65%) và ô tô (30%).
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng đánh giá, mặc dù tình hình trật tự ATGT tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông đã giảm trên tất cả các tiêu chí nhưng UTGT lại đang diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng, nhất là tại 2 TP lớn: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
UTGT tại các đô thị lớn còn có xu hướng mở rộng về không gian và kéo dài về thời gian, nhất là những ngày thời tiết xấu; khi xảy ra tai nạn giao thông, phương tiện hư hỏng; hay do các công trình xây dựng chiếm lòng đường vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Hà Nội xóa thêm 6 điểm đen ùn tắc
Theo báo cáo của Ban ATGT TP Hà Nội, tính từ 16/11/2016 - 15/5/2017, toàn TP xảy ra 703 vụ tai nạn giao thông, giảm so với cùng kỳ năm trước 40 vụ (5,4%); giảm 21 người chết (6,9%); giảm 44 người bị thương (7,1%).
Đặc biệt, Hà Nội đã xử lý được 6/41 điểm đen UTGT. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, thời gian qua, TP đã tập trung đầu tư, quản lý, khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông; xử lý tình trạng xe “dù”, bến “cóc”, xe khách “trá hình”; mở rộng mạng lưới xe buýt, đưa vào khai thác tuyến BRT01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa…
Nhờ vậy, tình hình tai nạn giao thông và UTGT đã được kiểm soát chặt và giảm đáng kể. 6 tháng cuối năm nay, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp để thực hiện hiệu quả Năm ATGT, đảm bảo trật tự lòng đường, vỉa hè.
Đồng thời, TP sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông khung, như Vành đai 1, 2, 3…; mở rộng mặt cắt, xén hè, dải phân cách một số tuyến đường, phố để tối ưu khả năng lưu thông. TP cũng đang tích cực hoàn thành Đề án giao thông thông minh; chuẩn bị triển khai Đề án quản lý phương tiện giao thông giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030…
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình đã biểu dương Hà Nội vì những nỗ lực trong chống UTGT, đặc biệt là việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè đô thị. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhận định, thời gian cuối năm, khi nhu cầu vận tải tăng cao, các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra sẽ tạo áp lực lớn về ATGT. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc tích cực, nhằm mục tiêu hạn chế UTGT, giảm từ 5 - 10% tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí.
Theo Yến Dư/ kinhtedothi.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42