Tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm
Năm 2018 kết quả thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng thế nào?
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018 tại Phiên họp lần thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có những chuyển biến tích cực hơn trước, đạt được nhiều kết quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn cảnh phiên họp. |
Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN. Thu NSNN vượt kế hoạch đề ra.
Nhiều chính sách về tài chính, thuế, NSNN được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan được đẩy mạnh, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Cơ cấu chi NSNN chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 28,8% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên còn dưới 62% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%).
Trình bày Báo cáo thẩm tra, thay mặt Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải nêu rõ, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP) năm 2018 còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Các tồn tại, hạn chế trong THTKCLP năm 2018 xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc xử lý chưa nghiêm các hành vi vi phạm, ý thức chấp hành và tính tự giác của một số tổ chức, cá nhân chưa cao, kỷ cương, kỷ luật trong THTKCLP còn có những hạn chế nhất định,... Chính phủ cần tổng kết và đánh giá rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế trong năm 2018 để có cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao kết quả trong THTKCLP. |
Liên quan đến các vụ án tham nhũng, báo cáo về công tác thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Chính phủ khẳng định công tác này tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, giải pháp của Trung ương Đảng, kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được tăng cường; đã ban hành kết luận thanh tra đối với nhiều vụ việc nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm (như AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm), thu hồi số lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước.
Kết quả của công tác này còn là tập trung rà soát, xử lý kịp thời, dứt điểm khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp kéo dài, liên quan đến tham nhũng, lãng phí; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, lãng phí lớn; xử lý sai phạm trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai, dân chủ, minh bạch, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, nghiêm minh, thấu tình đạt lý; thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát.
Báo cáo do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, các đối tượng sai phạm dù là cán bộ lãnh đạo cấp cao, tướng lĩnh lực lượng vũ trang hay cán bộ quản lý các cấp, đương chức hay đã nghỉ hưu đều bị xử lý, kỷ luật nghiêm minh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân.
Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, Chính phủ cho biết tổng thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn nhà nước thực nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018 là 21,69 nghìn tỷ đồng.
Số tiền thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ năm 2019 là cắt giảm 100% kinh phí động thổ, khởi công
Báo cáo các nhiệm vụ, giải pháp năm 2019, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ xác định tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, xử lý nghiêm các vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, kiên quyết xử lý, khắc phục tình trạng "tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Một số chỉ tiêu cụ thể được xác định là thực hiện tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước 10%; Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, phấn đấu tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chính phủ sẽ cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia, công trình dự án nhóm A, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
Chỉ tiêu khác cũng được đề cập là thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định. Phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 30% đến 50% số lượng xe ôtô công trang bị cho các bộ, ngành, địa phương.
Đặc biệt, Chính phủ xác định năm 2019 cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích...đến năm 2020 giảm từ 30% đến 50% số lượng xe ôtô công...
H.P- N.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39