Tiếng Anh mầm non: Mỗi nơi dạy một kiểu
Những sai lầm khi cho trẻ học tiếng Anh | |
Học tiếng Anh bằng ngôn ngữ sáng tạo cùng Language Link | |
Bí quyết giỏi ngoại ngữ với chi phí thấp |
Mới đây, trong một cuộc hội thảo khoa học bàn về tiếng Anh trong trường mầm non, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho rằng 0 đến 6 tuổi là giai đoạn “vàng” phát triển trong đời người nên khuyến khích trẻ tiếp cận với tiếng Anh càng sớm càng tốt.
Khuyến khích học ngoại ngữ sớm
Tuy nhiên, chính bà Nghĩa cũng thừa nhận việc triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi chưa có sự liên thông giữa bậc mầm non và tiểu học. “Việc dạy ngoại ngữ ở phổ thông của đề án ngoại ngữ bắt đầu từ lớp 3. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu việc cách quãng 3 năm có lãng phí không?” - bà Nghĩa nói.
Một giờ học tiếng Anh trong trường mầm non tại TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh |
TS Đặng Lộc Thọ, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương, cho biết hiện thế giới có gần 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính bên cạnh tiếng mẹ đẻ, gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì thế, học ngôn ngữ thông dụng nhất hành tinh này như thế nào cho hiệu quả không chỉ là câu hỏi lớn của mỗi người dân mà còn là vấn đề quan trọng của ngành giáo dục mỗi nước. Cũng theo ông Thọ, các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình tự nhiên ở lứa tuổi nhỏ. Mẫu giáo được coi là giai đoạn thuận lợi nhất để tiếp thu ngoại ngữ do sự hình thành các quá trình nhận thức và ghi nhớ tài liệu ngôn ngữ một cách nhanh chóng, trẻ có động cơ giao tiếp tự nhiên và không có các rào cản ngôn ngữ như sự sợ hãi, ức chế.
“Nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học Pháp và Canada cho biết trẻ từ 7 tháng tuổi có thể học, hiểu hai ngôn ngữ dù cấu trúc ngữ pháp của chúng rất khác nhau” - ông Thọ cho hay. Hiệu trưởng này cũng nói thêm Trường CĐ Sư phạm Trung ương đã thử nghiệm cho trẻ làm quen với tiếng Anh tại 3 trường mầm non thực hành. Kết quả cho thấy trẻ hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động với tiếng Anh và muốn được làm quen với tiếng Anh.
Tốn tiền nhưng không hiệu quả
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, việc dạy tiếng Anh trong trường mầm non hiện nay đang có nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả, tăng gánh nặng cho cha mẹ học sinh. Ông Nguyễn Quốc Hùng - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, một chuyên gia uy tín về tiếng Anh - chia sẻ nhiều phụ huynh rất quan tâm và đầu tư tiền bạc cho trẻ từ lứa tuổi mầm non học tiếng Anh nhưng đa số phàn nàn rằng con mình vẫn không nói được ngôn ngữ này. Theo ông Hùng, việc dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non chưa thật sự hiệu quả, chủ yếu do hình thức, nội dung dạy học chưa phù hợp với lứa tuổi.
Một khảo sát của Trường CĐ Sư phạm Trung ương cho thấy kết quả thăm dò tại 50 trường mầm non, với 80 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 330 giáo viên trực tiếp cho trẻ làm quen với tiếng Anh cho thấy hiện chỉ có khoảng 10% đơn vị giáo dục mầm non tự tổ chức dạy tiếng Anh tại trường, 90% thực hiện theo hình thức liên kết với các tổ chức bên ngoài.
Theo ThS Lê Thị Luận (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), thực tế khảo sát trực tiếp các trường mầm non tại Hà Nội và TP HCM cho thấy đội ngũ giáo viên tham gia vào việc hướng dẫn trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ tại các trường đều tự hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ nhưng chưa có chứng chỉ về sư phạm mầm non.
Tự phát, không giáo trình
Những con số trên cho thấy việc học tiếng Anh tại các trường mầm mon hiện nay hoàn toàn tự phát. “Họ tự phát từ giáo viên đến giáo trình nên mỗi trường dạy mỗi kiểu. Việc này rõ ràng rất bất cập khiến việc học không chuẩn xác” - ông Nguyễn Quốc Hùng đánh giá. Chuyên gia này phân tích thêm tiếng Anh trong trường mầm non hiện nay chưa có nhiều sự tương tác của giáo viên và học sinh. “Cần tạo ra một lớp học tiếng Anh vui nhộn, luôn luôn hoạt động để trẻ có môi trường nói tiếng Anh tự nhiên, linh hoạt... Đặc biệt, không đặt gánh nặng đọc, viết lên vai trẻ” - ông Hùng chia sẻ kinh nghiệm.
Trước thực trạng tự phát của việc học tiếng Anh mầm non hiện nay, ông Hùng cho rằng các trường không nên giảng dạy nếu chưa xây dựng được một giáo trình chuẩn. “Cần phải nắm vững được giáo trình, nghiên cứu đào tạo nghiêm túc, xây dựng giáo trình thích hợp, đặc biệt là về người thầy thì mới dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non” - ông Hùng cho biết.
Tiếng Anh mầm non ở các nước Theo TS Đặng Lộc Thọ, tại Úc, một quốc gia có cộng đồng dân cư đa văn hóa, dân nhập cư đến từ 200 quốc gia, nói hơn 300 ngôn ngữ, những đứa trẻ ở các gia đình nhập cư xem tiếng Anh không phải là môn học mà được lồng ghép trong mọi hoạt động. Khi đến trường tiểu học, trẻ được học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Singapore, Malaysia, Philippines cũng coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ, được sử dụng bắt buộc trong trường học và trẻ học tiếng Anh cùng tiếng mẹ đẻ ngay từ bậc mầm non. Đặc biệt, ở Singapore, các nhóm trẻ và vườn trẻ cung cấp chương trình học tập bằng hai thứ tiếng: Tiếng Trung (hoặc Mã Lai, Tamil) và tiếng Anh. Trẻ 4-5 tuổi không những học tiếng Anh ở các kỹ năng nghe và nói mà còn học đọc và viết theo mô hình. Trẻ học nửa thời gian ở trường với tiếng Anh và nửa thời gian còn lại với tiếng mẹ đẻ. Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ thứ hai ở trường mầm non là được giảng dạy như môn học hoặc được lồng ghép vào các hoạt động đa dạng của trẻ ở trường. Trẻ chơi mà học, được phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động hát, nhạc, đọc thơ, nghe kể chuyện, chơi trò chơi, đóng kịch với thời lượng học tiếng Anh khá cao (3-5 giờ/ngày). |
Theo Yến Anh/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36