Tích hợp môn lịch sử: Bộ GD-ĐT bị chỉ trích dữ dội

Việc cắt ghép, tích hợp môn lịch sử là hết sức tùy tiện, chưa từng có trong lịch sử giáo dục Việt Nam và thế giới. Nhiều chuyên gia và giáo viên lịch sử khẳng định không thể dạy được môn lịch sử kiểu tích hợp như vậy
Hội thảo khoa học “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông”
Bộ Giáo dục "bác" thông tin khai tử môn Lịch sử

Những bức xúc của các nhà khoa học, chuyên gia, giáo viên lịch sử bị dồn nén bấy lâu đã được “trút” ra tại hội thảo “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15-11 ở Hà Nội. Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều, căng thẳng đến mức PGS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Ban Tuyên giáo trung ương, phải thốt lên: “Tôi từng điều hành nhiều hội thảo nhưng chưa hội thảo nào như hội thảo này”.

Chưa từng có trong lịch sử giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển được mời phát biểu đầu tiên. Ông Hiển đề nghị hội thảo tập trung vào vấn đề đổi mới như thế nào cho hiệu quả nhất hơn là nói về vai trò, vị trí của môn lịch sử. Ông Hiển nhấn mạnh làm tốt được điều này, môn lịch sử sẽ xứng tầm với vị trí vốn có.

Tuy nhiên, các nhà lịch sử lại không có chung quan điểm này. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, khẳng định dù Bộ GD-ĐT có giải thích thế nào thì trên thực tế, việc tích hợp môn lịch sử với giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn công dân với Tổ quốc cũng đã “khai tử”, xóa bỏ môn lịch sử. GS Lê cho rằng khi một kiến thức lịch sử bị cắt bỏ rồi tích hợp tùy tiện vào một số môn khác thì lịch sử đã không còn vị thế của một môn học trong sự toàn bộ và hệ thống của nó.

Các đại biểu phát biểu tại hội thảo Ảnh: THU HÀ
Các đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hà

GS Vũ Dương Ninh, ĐHQG Hà Nội, cũng lo lắng rằng đúng là từ trước đến nay, chưa bao giờ Bộ GD-ĐT có một văn bản, một chỉ thị nào coi nhẹ môn lịch sử hoặc loại bỏ môn sử nhưng thực tế hoàn toàn khác. Vị trí của môn sử và vài môn khác đã bị đẩy lùi dần và đến nay thì mất tên chính danh trong chương trình THPT. Nó bị lẫn vào môn khoa học xã hội (tự chọn) trong chương trình cho học sinh theo phân ban khoa học tự nhiên, chỉ còn là môn chính thức đối với học sinh chọn ban khoa học xã hội. Có nghĩa là lớp trí thức trẻ tương lai, ngoại trừ số ít chọn ngành khoa học xã hội, sẽ không hiểu hoặc hiểu biết lơ mơ về lịch sử của dân tộc mình, đất nước mình.

GS Trần Thị Vinh, Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng việc lắp ghép môn lịch sử như một phân môn trong môn công dân với Tổ quốc là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử giáo dục Việt Nam và thế giới. “Cách làm của Bộ GD-ĐT sẽ phá vỡ môn lịch sử. Học sinh sẽ không nhận thức được tính hệ thống, liên tục của dòng chảy lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc. Việc lắp ghép lịch sử vào môn giáo dục công dân là sự lắp ghép những kiến thức rời rạc, “những mảnh vỡ của lịch sử” vào một môn học chưa từng có tiền lệ” - GS Vinh nhận định.

Quá nhiều hệ lụy mà bộ không lường hết

PGS Vũ Quang Hiển, Khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, khẳng định lịch sử là một bộ môn khoa học, giáo dục lịch sử phải là giáo dục tri thức khoa học. Thế nhưng, theo PGS Hiển, quan điểm “môn lịch sử không thể biến thành khoa học lịch sử (đây là phần dành cho những nhà nghiên cứu)” mà đại diện ban dự thảo chương trình đưa ra là một nhận thức mơ hồ, lệch lạc.

Nếu như giáo dục lịch sử không phải là giáo dục những tri thức khoa học thì giáo dục cái gì? Việc coi môn lịch sử không phải khoa học là sự phủ nhận trực tiếp vai trò của môn học này nói riêng và giáo dục lịch sử nói chung. Đó là sai lầm rất nghiêm trọng về phương pháp luận, mở đầu cho một loạt sai lầm khác.

Một giờ học lịch sử tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Một giờ học lịch sử tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh

Khẳng định thiết kế chương trình như Bộ GD-ĐT đang làm là “ép duyên”, chắp vá, thiếu cơ sở khoa học, GS Đỗ Thanh Bình, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng có những vấn đề đặt ra mà những người làm chương trình phải tính toán lại, đừng chỉ vì cố hoàn thành dự án mà để lại hậu quả, sẽ tác động không tốt tới xã hội. Trước hết, chương trình này sẽ dẫn đến hệ lụy làm “teo” môn lịch sử trong trường phổ thông, lớp trẻ không còn biết sự hy sinh của các bậc tổ tiên để có đất nước như ngày nay. Chương trình vừa mới “thai nghén” đã gặp phải nhiều ý kiến tâm huyết trái chiều, liệu khi hoàn thành, đưa vào thực tiễn thì “tuổi thọ” của nó có được lâu dài? Giáo dục không thể là nơi thí nghiệm.

GS Phan Huy Lê khẳng định lịch sử cần phải được xác định là một môn học độc lập, bắt buộc. Bộ GD-ĐT cần coi trọng tính khoa học của môn lịch sử. Tất cả nội dung đưa vào sách giáo khoa (SGK), vào bài giảng phải được chọn lọc rất kỹ, bảo đảm độ tin cậy cao. Ngoài cán bộ chuyên trách và các cơ quan chức năng, Bộ GD-ĐT nên tổ chức những hội thảo mang tính chuyên đề để các chuyên gia cùng nghiên cứu, tranh luận, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của công việc đổi mới căn bản toàn diện môn lịch sử trong trường phổ thông.

Giáo viên không thể dạy tích hợp môn sử!

Phản hồi ý kiến của các chuyên gia lịch sử, ông Tạ Ngọc Trí, thành viên Bộ phận Thường trực đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông, cho rằng môn lịch sử không mất đi mà nằm trong một lĩnh vực học tập, cụ thể là lĩnh vực khoa học xã hội, đó là cách sắp xếp do yêu cầu mới. Ý kiến này ngay lập tức nhận được sự phản đối khiến ông Trí không lâu sau đó phải rời hội thảo!

Hàng loạt chỉ trích của các đại biểu cũng dành cho một thành viên khác của Bộ phận Thường trực đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông là GS Đinh Quang Báo khi vị này đặt vấn đề: “Tại sao những môn khác thì tích hợp được mà lịch sử lại không? Tích hợp không có nghĩa là làm mất đi môn học mà tạo ra logic mới, chỉnh thể mới, giá trị mới”.

Từ thực tế đứng lớp của mình, một giáo viên THPT đến từ Nghệ An thẳng thắn cho hay: “Tôi không tán thành lời dẫn và cách đặt vấn đề của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển. Hội thảo này là về việc lịch sử có phải là môn bắt buộc không chứ không phải dạy như thế nào, học ra sao”.

Giáo viên này chia sẻ suốt 3 tháng qua, từ khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình phổ thông, các giáo viên lịch sử khắp cả nước ăn ngủ không yên, nhiều thầy cô bức xúc, phản ứng dữ dội. “Nhiều người buồn bã, thất vọng, chán chường, nhiều người buông xuôi. 500 giáo viên sử THPT đã gửi tin nhắn qua Facebook và điện thoại nhờ tôi khẳng định tại hội thảo rằng họ không thể dạy tích hợp môn lịch sử và bộ hãy trả lại tên cho môn học này” - giáo viên này cho biết và khẳng định sự nghi ngờ của mình trước tuyên bố của bộ đã lấy ý kiến của các thành phần về chương trình mới. “Bộ phải lấy ý kiến của giáo viên lịch sử trên khắp cả nước” - giáo viên này đề nghị.

GS Trần Thị Vinh cũng đặt vấn đề ai sẽ là người dạy môn công dân với Tổ quốc bởi các trường sư phạm hiện nay ở nước ta và trên thế giới đều không đào tạo giáo viên dạy những môn học lắp ghép kiến thức như thế. “Với cách tiếp cận thiếu cơ sở khoa học, chất lượng của các môn học “tích hợp” ở cấp THPT sẽ ra sao và nền giáo dục nước nhà sẽ đứng đâu trong hệ thống giáo dục toàn cầu?” - bà Vinh bức xúc.

Bộ GD-ĐT kêu oan

Trước khi GS Phan Huy Lê phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thêm một lần nữa đăng đàn. Ông Hiển cho rằng nhiều đại biểu chưa nghiên cứu kỹ tài liệu nên nói oan cho bộ. Theo ông, mọi người cần đọc lại tài liệu sẽ thấy không có chuyện khai tử môn lịch sử. Phản hồi của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển gặp nhiều sự không đồng tình đến mức ông phải lên tiếng “cần phải tôn trọng nhau”.

Cũng theo ông Hiển, “Bộ GD-ĐT rất chú ý lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc chứ không phải tiếp thu tất cả” và đề nghị các đại biểu “cùng suy nghĩ lại”. Trước quan điểm này, GS Phan Huy Lê cho hay Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, nhà nước, Chính phủ và MTTQ Việt Nam để bảo vệ môn lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp THCS đến THPT. GS Lê cũng nói thêm trong SGK lịch sử, địa lý đang lưu hành hoàn toàn chưa đề cập lịch sử xác lập, thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hội nghị khẩn thiết đề nghị Bộ GD-ĐT bổ sung ngay nội dung về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này, không thể chờ đợi đến khi biên soạn lại SGK - phải vài ba năm sau mới hoàn thành.

Theo Yến Anh/Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

(LĐTĐ) Các lớp học mỹ thuật, thủ công hay những trại hè khoa học… đang được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp con em mình có một mùa hè bổ ích, lành mạnh, sáng tạo.
4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc; đứng thứ 3/81 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố các số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ, đồng thời thông tin về quy trình và các mốc thời gian cần lưu ý.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tối 12/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa quyết định giao bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 cho 10 trường với tổng chỉ tiêu 1.125 học sinh vào 25 lớp và 3 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với tổng chỉ tiêu 380 học viên vào 9 lớp.
Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

(LĐTĐ) Từ hôm nay (12/7), các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập (chuyên và không chuyên) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển vào lớp 10.
Hà Nội: Chưa có lịch duyệt điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10

Hà Nội: Chưa có lịch duyệt điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Công văn số 2383/SGDĐT-QLT gửi Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập trên địa bàn Thành phố về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động