Hội thảo khoa học “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông”
“Khai tử” môn lịch sử? | |
“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc |
Hội thảo đã thu hút đông đảo các thế hệ những người làm công tác giáo dục và dạy học lịch sử: từ những nhà khoa học đầu ngành, những “lão tướng” khai quốc công thần của nền sử học nước nhà, đến những người mới bước vào nghề…Tất cả họ đều trăn trở, băn khoăn, lo lắng trước vị thế của bộ môn lịch sử trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước đó, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó nêu rõ môn học “Công dân với Tổ quốc” là một trong 4 môn bắt buộc, môn này là tích hợp của 3 môn Đạo đức công dân, Lịch sử và Quốc phòng an ninh.
Điều đó có nghĩa, môn Lịch sử không còn tồn tại trong hệ thống các môn học độc lập. Điều này nhận sự phản biện gay gắt của giới sử học, nhiều chuyên gia cho rằng, Lịch sử phải là môn học độc lập.
Hội thảo khoa học “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông” |
Theo các nhà sử học, với chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược với các thế lực phong kiến, đế quốc khác nhau. Vì vậy, giáo dục lịch sử dân tộc ở bậc phổ thông lại càng quan trọng. Hơn bao giờ hết bởi nếu môn lịch sử không được đối xử và lựa chọn đúng với vị trí, vai trò của nó, không trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh trung học phổ thông thì rất nguy hại cho quốc gia, dân tộc, vô tình tiếp tay cho kẻ thù.
Bàn về câu chuyện nên hay không nên dạy lịch sử theo môn học tích hợp, Giáo sư - Viện sĩ Đào Trọng Thi - Chủ tịch Ủy ban văn hóa, giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, hướng tới học sinh có được nhân cách, lòng yêu nước, trách nhiệm đối với đất nước, Tổ quốc mới chính là mục đích của môn học này.
Phát biểu tại hội thảo, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Hội Sử học sẽ tranh luận đến cùng về việc Lịch sử phải là môn học độc lập.
“Chúng tôi cho rằng, trước hết Sử phải là môn học độc lập. Việc nhặt một vài kiến thức lịch sử ghép vào môn giáo dục công dân và quốc phòng - an ninh sẽ làm người học hiểu méo mó về lịch sử, thậm chí không hiểu đúng về lịch sử bởi lịch sử mang tính hệ thống, toàn diện, nó diễn ra như một dòng chảy. Còn sau này, khi quá trình tích hợp đó có thể đạt tới hiệu quả mà xã hội công nhận và đúng như cam kết của ngành giáo dục là không bỏ kiến thức lịch sử thì chúng ta sẵn sàng tìm các giải pháp để tích hợp, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước…”, Giáo sư Phan Huy Lê nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36