Thuốc điều trị ung thư Vidatox chưa được phép kê đơn, bày bán ở Việt Nam
![]() | Công an Hà Nội khởi tố đối tượng buôn bán thuốc điều trị ung thư giả |
![]() | Đưa 5 loại thuốc điều trị ung thư vào đấu thầu cấp quốc gia |
![]() | Luật BHYT mới: Bệnh nhân ung thư lo lắng |
![]() |
Thuốc ung thư Vidatox (Ảnh minh họa) |
Trước thông tin có thuốc điều trị ung thư chưa được Bộ Y tế cấp phép mang nhãn hiệu Vidatox đang được bày bán tràn lan tại các hiệu thuốc ở cổng Bệnh viện K Tân Triều, nguy hại hơn là có những thuốc được làm giả hoàn toàn, PGS.TS Trần Văn Thuấn cho biết những gian thương bất chấp luật pháp và lương tâm, sản xuất, kinh doanh thuốc giả nhằm trục lợi bất chính, có thể coi là tội ác vì ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng, là vốn quý nhất của con người. Để bài trừ vấn nạn thuốc giả, theo tôi ngoài nỗ lực của ngành y tế cần có sự kết hợp, chung tay hỗ trợ của ngành công an, quản lý thị trường….
Như Lao động đã phản ánh, thuốc hỗ trợ điều trị ung thư Vidatox 30CH chưa được Bộ Y tế cấp phép, được bày bán trước cửa bệnh viện K và đã có rất nhiều bệnh nhân mua và sử dụng loại thuốc này, đã có trường hợp gặp phải phản ứng không mong muốn và phải quay lại bệnh viện cấp cứu. GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết: “Hiện tại Vidatox có hai loại: thực phẩm chức năng đã được Bộ y tế cấp phép và thuốc đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả tại Bệnh viện K, chưa được Bộ y tế cấp phép lưu hành. Chính vì vậy, các bác sỹ Bệnh viện K không kê đơn thuốc này tính tới thời điểm hiện tại. Đối với các thực phẩm chức năng nói chung, bác sỹ được quyền tư vấn sử dụng, tại nhiều nước thực phẩm chức năng được bán ở cửa hàng, siêu thị mà không cần đơn”.
PGS.TS Trần Văn Thuấn cảnh báo người bệnh nhất là người bệnh ung thư tuyệt đối không nên tự mua thuốc theo chỉ dẫn trên mạng. Vì rằng điều trị ung thư hết sức phức tạp, phải phối hợp đa mô thức căn cứ trên nhiều yếu tố và đặc điểm người bệnh, ngay cả bác sĩ không phải chuyên ngành cũng không có đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết để chỉ định, chứ chưa nói người bệnh.
Hơn nữa các thuốc chống ung thư đều có độc tính, tác dụng phụ nhất định, do vậy sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng không có chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Còn nếu các hướng dẫn truyền tai là các thuốc, các phương pháp không chính thống, chưa có bằng chứng khoa học thì cũng không phù hợp, thậm chí nguy hiểm vì dùng thuốc không có tác dụng, có thể có độc tính nặng nề và bỏ lỡ cơ hội điều trị kịp thời các thuốc có hiệu quả.
Theo T.Linh/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37