Thực phẩm dịp cận Tết: Muôn vàn nỗi lo
Tràn lan thực phẩm không rõ nguồn gốc
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư, trong đó có nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hệ lụy, hàng chục ngàn tỷ đồng phải chi trả cho việc khám, điều trị, xét nghiệm, chữa bệnh do thực phẩm “bẩn” gây ra. Không chỉ thế, thực phẩm “bẩn” còn là tác nhân giảm sức lao động, ảnh hưởng đến giống nòi của dân tộc Việt trong tương lai.
Tại các chợ chợ cóc, chợ tạm, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan |
Qua tìm hiểu, hiện nay, tình trạng bày bán tràn lan các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn Hà Nội diễn ra một cách phổ biến, đặc biệt là thời điểm cận Tết, khi nhu cầu mua sắm thực phẩm của người tiêu dùng tăng cao. Những mặt hàng này chủ yếu xuất hiện ở các chợ dân sinh, nơi cung cấp chủ lực các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, tại một số chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy... Nhiều mặt hàng thực phẩm nông sản tươi sống không có bao bì, tem nhãn được bày bán trong thời gian khá dài, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người tiêu dùng và làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc giết mổ diễn ra ngay tại chợ |
Đáng ngại, tại các chợ tạm này, thực phẩm tươi sống bày bán lẫn lộn với thức ăn chín, không được che đậy, vệ sinh môi trường không bảo đảm; hàng hóa chưa được kiểm soát tốt về nguồn gốc, thậm chí nhiều loại hải sản được bày trên nền đất... Chưa kể, tại đây, tình trạng nước thải ở các gian hàng đen ngòm và bốc mùi đổ trực tiếp xuống nền đường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cũng như cuộc sống của người dân xung quanh.
Càng đi sâu vào trong chợ tạm, chợ cóc tình trạng mất an toàn thực phẩm càng gia tăng, nhiều thực phẩm tươi sống được bày bán ngay cạnh bãi rác, bãi phế liệu. Tuy vậy, người tiêu dùng có vẻ không mấy quan tâm khi đây vẫn là địa điểm mua bán quen thuộc của họ. Khi được hỏi lý do tại sao biết các thực phẩm tại các chợ cóc, chợ tạm không đảm bảo vệ sinh ATTP nhưng vẫn mua nhiều bà nội trở lý giải vì các chợ này thường nằm sát khu dân cư, tiện cho việc mua sắm.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố hiện có 22 chợ thương mại, 133 siêu thị, 454 chợ gồm cả đầu mối và chợ dân sinh cùng khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh, chưa kể bán hàng qua mạng. Hiện 2 chợ đầu mối chính gồm Hoàng Mai ở phía Nam và Minh Khai ở Bắc Từ Liêm. Ngoài ra còn có 4 chợ mang tính chất đầu mối là chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vỹ và chợ đêm Văn Quán. Các chợ trên đang cung cấp khoảng hơn 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, công tác kiểm tra thực tế việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các chợ đầu mối cho thấy, lượng hàng hóa bán ở các chợ rất lớn, nhưng đa phần không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Phần lớn các tiểu thương chỉ ghi chép sổ sách số lượng hàng hóa nhập về bán. |
Không chỉ dừng lại ở thực phẩm, các mặt hàng bánh kẹo không đảm bảo vệ sinh ATTP cũng đang nóng lên trong dịp cận Tết. Tại các con phố chuyên bán bánh kẹo của Hà Nội như chợ Đồng Xuân, phố Hàng Buồm, Hàng Giầy… những ngày cuối năm, lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng phục vụ tết Nguyên Đán tăng cao.
Tại phố Hàng Buồm, dễ dàng nhận thấy nhiều loại bánh, kẹo, mứt được bày bán theo cân, không rõ nguồn gốc, hạn sử dụng. Để chèo kéo khách hàng, khi được hỏi về chất lượng sản phẩm, các chủ cửa hàng ở đây đều khẳng định hàng của mình là hàng công ty, hạn sử dụng lâu dài đóng gói trong các bì lớn để được nhập với giá rẻ hơn so với thông thường.
Thậm chí, tại chợ Đồng Xuân, một số tiểu thương còn vô tư dùng tay không, tự mình đóng gói các loại mứt, ô mai từ trong một túi bóng lớn vào các túi nhỏ có ghi sẵn nhà sản xuất, hạn sử dụng và cả dòng chữ “Hàng Việt Nam chất lượng cao” để bán lại cho khách hàng với giá cao...
Tình trạng thực phẩm thiếu an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường thời điểm cận Tết khiến cho người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.
Chị Hoàng Thị Tiền (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) cho biết: "Dịp gần Tết, hàng hóa tràn ngập, nhưng rất khó lựa chọn. Tôi chỉ dám mua hàng ở những nơi quen biết, rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng cũng không tránh khỏi lo lắng vì những thông tin cơ sở sản xuất bánh kẹo, thực phẩm vi phạm bị xử lý gần đây.
Không dám chắc những hàng hóa mình mua đều bảo đảm chất lượng. Năm ngoái, cũng do chủ quan, mua phải bánh kẹo “rởm” mà hai bé nhà tôi phải đi cấp cứu cả Tết vì bị ngộ độc, tiêu chảy. Mong các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay đối với những người kinh doanh các mặt hàng này”.
Cần quản lý chặt chẽ
Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, thời điểm áp Tết, lượng tiêu thụ hàng hóa nói chung, thực phẩm nói riêng sẽ tăng cao. Vì vậy, nguy cơ thực phẩm mất an toàn của các cơ sở sản xuất mùa vụ, cơ sở sản xuất “chui” rất lớn. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tăng cường thanh tra, kiểm tra, tuy nhiên cũng không loại trừ được các thủ đoạn tinh vi của người sản xuất, buôn bán, vận chuyển thực phẩm không an toàn. Mặt khác, nguy cơ tiềm ẩn mất ATTP ở ngay chính người tiêu dùng khi ý thức của một số người dân về vệ sinh ATTP chưa đầy đủ, vẫn còn chủ quan trong việc lựa chọn thực phẩm.
Trước tình hình đó, nhiều địa phương đã nỗ lực triển khai các chiến dịch cao điểm nhằm ngăn chặn các loại thực phẩm không đảm bảo ATTP trên địa bàn dịp Tết Kỷ Hợi. Huyện Hoài Đức là một ví dụ, mới đây, Công an huyện Hoài Đức đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra kiểm tra 3 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ở xã Đức Thượng là cơ sở Tuấn Quỳnh, Hưng Lộc Phát và hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Hoàng. Qua kiểm tra cơ quan chức năng đã phát hiện gần 4.000 sản phẩm thực phẩm đóng gói các loại như ô mai, thịt bò khô, hạt hạnh nhân... không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
Trước đó cũng tại xã Đức Thượng (Hoài Đức), cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra ở một số cơ sở sản xuất khác, phát hiện hơn 2 tấn thành phẩm và nguyên liệu sản xuất các loại thực phẩm như ô mai, mứt hoa quả, thịt bò khô... không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tất cả các số thực phẩm này đề được thu giữ và xử lý nghiêm.
Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngăn chặn thực phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP trước và sau tết Nguyên đán 2019, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND, triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ tết Dương lịch, tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân năm 2019.
Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch trên, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết, nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân vui xuân đón Tết, thời gian tới lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại…
Thực phẩm chưa rõ nguồn gốc dịp cận Tết đang có xu hướng diễn biến phức tạp, bởi vậy, đề nghị các lực lượng chức năng, các địa phương kiên quyết không để các sản phẩm không đảm bảo trà trộn trên thị trường. Bên cạnh đó, các ngành chức năng kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; yêu cầu chủ cơ sở phải tuân thủ các quy định như nhãn mác rõ ràng, kiểm nghiệm sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm …
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00