Thổi giá ăn chênh: Cuối ngày cò đất chia nhau tiền tỷ

Với hàng trăm căn hộ trong mỗi đợt mở bán. Số tiền chênh tính ra lên đến cả chục tỷ đồng. Thế là, chỉ sau 1 -2 ngày mở bán gây sốt, tạo sóng, thổi giá ăn chênh... cò đất đã kiếm khoản lợi tiền tỷ chia nhau.
"Quyền lực" cò đất: Lột tiền khách, ép giá chủ
“Cò” đất “đón gió” dự án sân bay Long Thành

“Giá chênh” dường như là căn bệnh cố hữu của thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội. Ngay cả sau khi vượt qua cơn bạo bệnh, giá chênh vẫn luôn tái phát và ngày càng lan rộng.

Loạn giá ăn chênh

Nghe thông tin mở bán dự án chung cư tòa C của Vinaconex 2 tại khu đô thị Golden Silk (quận Hoàng Mai, HN), anh Ngô Thanh Tùng hăm hở vì đây là dự án gần nhà ngoại cũng như mức giá quảng cáo chỉ từ 18 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khi gọi tới số điện thoại có ghi trên tờ rơi quảng cáo, anh Tùng ngã ngửa khi nhân viên môi giới đưa ra mức chênh từ 1,5 tới 2 triệu đồng/m2 so với giá gốc của chủ đầu tư.

Theo nhân viên môi giới cho hay, hiện nay chủ đầu tư chỉ bán số lượng ít nên nếu không mua sớm sẽ không còn được căn đẹp. Việc mua trực tiếp theo đúng giá của chủ đầu tư là điều không thể.

Anh Tùng nhẩm tính, với một căn hộ khoảng 60m2, số tiền anh phải trả thêm khoảng 120 triệu đồng. “Nói là giá nhà giảm, mua giá gốc nhưng thực tình người mua nhà chẳng bao giờ được tiếp cận giá gốc chủ đầu tư đưa ra”, anh Tùng buồn rầu.

Trên thị trường, giá bán chung cư tòa C này đang có khoản chênh từ 1,5-2 triệu đồng/m2 tùy thuộc vào từng căn và diện tích. Trong khi đó, dự án đang thi công phần móng, thời gian hoàn thiện dự kiến quá dài, đến tận năm 2017. Bốn tòa chung cư đã đi vào hoạt động có mật độ khá dầy từ 40-45 tầng, hạ tầng kỹ thuật hạn chế.

Bảng giá chênh tại  một dự án, chữ viết tay là mức giá chênh theo mét vuông.
Bảng giá chênh tại một dự án, chữ viết tay là mức giá chênh theo mét vuông.

Tương tự như vậy, hiện tượng giá chênh đã xuất hiện ở hàng loạt dự án từ bình dân tới trung cấp, thậm chí ngay cả căn hộ cao cấp. Một số chủ đầu tư kỳ vọng lợi nhuận cao hết mức có thể nên giao cho sàn đẩy giá cao, thậm chí một số sàn bán trực tiếp nhưng khách hàng tiếp cận nhân viên chào giá chênh 100 triệu đồng khiến cho người mua nhà không thể mua được nhà như giá chủ đầu tư đưa ra.

Dự án chung cư ở Linh Đàm vừa mở bán mức chênh khoảng 40 – 50 triệu đồng/căn, thậm chí có căn đẹp hướng mặt hồ chênh lên tới 300 triệu đồng/căn.

Với hàng trăm căn hộ bán ra trong mỗi đợt mở bán. Số tiền chênh tính ra lên đến cả chục tỷ đồng. Thế là chỉ sau 1 -2 ngày mở bán gây sốt, tạo sóng, thổi giá ăn chênh... cò đất đã kiếm khoản lợi tiền tỷ chia nhau.

Chiêu trò của chủ đầu tư

Thực tế hiện tượng giá chênh xuất hiện là do chiêu trò suất ngoại giao của không ít chủ đầu tư. Bằng việc bán mức giá nội bộ cho một đối tượng nhất định, sau đó các nhà thứ cấp sẽ tạo ra mức giá chênh và đẩy giá lên cao khi thị trường có nhu cầu lớn. Điều dễ nhận thấy ở các dự án này, mức giá chủ đầu tư đưa ra thường rất thấp so với thị trường. Nếu để mức giá cao, chắc chắn người mua nhà sẽ không chú ý.

Một chiêu trò khác cũng được một số doanh nghiệp áp dụng là việc bán nhỏ giọt. Mỗi đợt tung hàng ra thị trường, họ chỉ bán với số lượng nhất định. Ngay lập tức sẽ được các đơn vị thứ cấp và nhà đầu tư gom lại, khi tới người mua thực, mức giá đã bị đẩy lên. Khi thị trường phản ứng tích cực, ngay lập tức các đợt mở bán sau, giá chủ đầu tư sẽ cao ngất ngưởng ngang giá thị trường. Cách làm này là một trong những biện pháp thử thị trường của chủ đầu tư và sàn tiếp thị.

Về phía người mua nhà, họ có quyền từ chối với những dự án này. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường như hiện nay, hầu hết đều phải "cắn răng" để mua được nhà. Bởi không những dự án bán đúng theo giá chủ đầu tư, đại đa số người mua nhà đều không đủ điều kiện tài chính.

Khách hàng có  quyền từ chối giá chênh nhưng hầu hết đều bất đắc dĩ phải mua nhà với giá cao.
Khách hàng có quyền từ chối giá chênh nhưng hầu hết đều bất đắc dĩ phải mua nhà với giá cao.

Lý giải về hiện tượng giá chênh đang diễn ra tại nhiều dự án trên thị trường, đại diện EZ Việt Nam, ông Phạm Đức Toản cho rằng: “Bản chất chi phí ngầm trong bất động sản, xin một dự án, thực hiện một dự án thì bao nhiêu chi phí ngầm, chi phí khác không thể kể tên được, không có hóa đơn chứng từ. Khi việc xảy ra giá chênh là việc doanh nghiệp họ lách luật hợp thức hóa nguồn thu bù lấp các chi phí ngầm đó mà không ai thống kê được”.

Ông Toàn thừa nhận, ngay cả sàn của ông cũng có tình trạng đó, tuy nhiên việc đó do cá nhân môi giới họ có chứng chỉ bất động sản, có hợp đồng tư vấn dịch vụ với khách hàng và được sàn kiểm soát. “Thực tế thị trường phải sôi động bởi nhiều đơn vị tham gia, nhiều cá nhân tham gia, họ mua bán lại là việc của thị trường thứ cấp, không thể kiểm soát hết được, vấn đề chính là khách hàng có chấp nhận được điều đó hay không”, ông cho biết thêm.

Trước thực trạng này, ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, hiện trên thị trường sau thời kỳ trầm lắng có sự tăng giá trở lại là bình thường nhưng tăng một cách bất thường là điều đáng lo ngại.

“Giao dịch của sàn và nhân viên môi giới từ trước đến nay khi thị trường ấm lên, giá chênh khi chủ đầu tư đưa ra giá cho nhân viên môi giới bán sản phẩm nhưng yêu cầu giá chênh ngoài hợp đồng là hoạt động thiếu chuyên nghiệp, không phù hợp với quy định của pháp luật, xảy ra ở các cá nhân môi giới không chuyên nghiệp”, ông Quang nói.

Từ khi Nghị định 71 được ban hành, hiện tượng bán "chênh" đã được giảm đáng kể, hiện tại chỉ có một số ít các chủ đầu tư cũng như các đơn vị phân phối không có uy tín sử dụng hình thức này. Để loại bỏ hoàn toàn việc bán "chênh" theo nhận định của ông Nguyễn Hoàng Nam - Giám đốc sàn Info cần phải có sự xử lý nghiêm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự tẩy chay của người mua nhà với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc này.

Tuy nhiên, "trên thực tế thị trường không thể tránh khỏi những sàn giao dịch làm việc không chuyên nghiệp và có những hoạt động không phù hợp với thị trường bất động sản phát triển lành mạnh do đó như các hàng hóa khác, người tiêu dùng cũng cần có sự thông thái khi lựa chọn", ông Quang khuyến cáo.

Theo Duy Anh/ VEF

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

(LĐTĐ) Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng triển lãm quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm 2024 vẫn quy tụ hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng, bất động sản.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Xem thêm
Phiên bản di động