''Nỗi lo" sạt lở ở Hà Tĩnh:

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng

(LĐTĐ) Để ứng phó tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển, thời gian qua tại tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều công trình được xây dựng để gia cố hệ thống đê và phi công trình được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Theo các chuyên gia, để giải quyết tình trạng này, tỉnh Hà Tĩnh cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách tổng thể, khoa học về nguyên nhân sạt lở nhằm có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở núi, ách tắc giao thông trên Quốc lộ 8A Hà Nội chủ động phòng, chống thiên tai và sạt lở đê điều TP.HCM di dời người dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở

Sạt lở bủa vây

Qua tìm hiểu thực tế, CTV báo Lao động Thủ đô ghi nhận tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tình trạng hồ đập xuống cấp đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở, lún sụt thân hoặc nền đập, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho vùng hạ du khi mưa bão ập đến ở mức đáng báo động.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê, tính đến năm 2022, địa bàn có trên 26 công trình hồ, đập có nguy cơ mất an toàn cần được sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên, theo tính toán tổng kinh phí vượt quá khả năng của địa phương nên chưa thể triển khai đồng bộ các công trình phòng chống sạt lở được .

Tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), tình trạng sạt lở bờ sông Ngàn Trươi, đoạn qua Thị Trần Vũ Quang tại tổ dân 4 ảnh hưởng đến diện tích vườn hộ và các công trình phụ trợ, công trình chăn nuôi của hộ dân. Đoạn qua xã Quang Thọ tại điểm cầu Chợ Quánh, sạt lở nghiêm trọng khoảng 200m, ảnh hưởng đến đường giao thông và mố cầu Treo.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Sạt lở nghiêm trọng khoảng 100m sát đường sắt Bắc - Nam tại thôn Liên Hòa, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang

Sạt lở bờ sông Ngàn Sâu: Đoạn qua xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (sạt lở nghiêm trọng khoảng 100m sát đường sắt Bắc - Nam tại thôn Liên Hòa). Đoạn qua xã Đức Bồng (Sạt lở tại thôn 1,2 xã Đức Bồng, ảnh hưởng đến đất sản xuất, nhà ở và công trình phụ, nhà ở của hộ dân). Đoạn quan xã Đức Giang (nghiêm trọng đoạn qua thôn 2 Văn Giang - Đức Giang dài khoảng 500m ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giao thông ngõ xóm và nhà ở, công trình phụ và đất vườn của 8 hộ dân).

Ngoài ra, tình trạng sạt lở đất đồi tại địa phương này đang là nỗi lo cho hàng chục hộ dân. Cụ thể, sạt lở đất đang xảy ra tại 2 địa phương. Tại xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang sạt lở nghiêm trọng ở điểm 54 khu dân cư thôn Kim Quang ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở, công trình phụ và diện tích vườn của 11 hộ dân. Tại thị trấn Vũ Quang nguy cơ sạt lở đất cao tại tổ dân phố 3 dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh (liên quan 8 hộ dân).

Còn tại huyện Đức Thọ, gần 1km bờ sông Ngàn Sâu (đoạn qua thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc), cũng bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích đất nông nghiệp của người dân đang bị “ăn mòn” hàng năm, tương tự, tại làng Soi xã Tùng Ảnh sông La đang ăn lấn dần vào nhà dân và đất nông nghiệp. Ngoài ra, tại địa bàn huyện Hương Sơn và Kỳ Anh… cũng xảy ra tình trạng sạt lở đất do các trận mưa lũ vừa qua gây ra, đến nay việc khắc phục sửa chữa còn gặp nhiều khó khăn.

Tại huyện Cẩm Xuyên, hệ thống kè biển chắn sóng, ngăn nước mặn xâm thực vào đất liền ở xã Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với tổng chiều dài hơn 1km. Sau gần 20 năm đưa vào sử dụng, thời gian gần đây, tuyến kè biển bắt đầu xuất hiện những điểm sạt lở, sụt lún, tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân, nhất là vào mùa mưa bão sắp đến.

Điều đáng nói, tuyến kè biển này có vai trò đặc biệt quan trọng, là thành lũy chắn sóng vững chắc bảo vệ cho hơn 1.000 hộ dân các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa. Tuy nhiên, sau nhiều năm chịu áp lực của triều cường, tuyến kè này đã xuống cấp và hư hỏng nhiều, chính quyền và người dân đã nhiều lần sửa chữa nhưng không thể khắc phục dứt điểm.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Sông lấn làng Soi, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)

Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở tại bờ sông Rác (khu vực xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên), hàng năm cướp đi nhiều diện tích đất nông nghiệp, hiện vẫn chưa có giải pháp khắc phục khiến người dân địa phương lo lắng trước thực trạng đất sản xuất bị thu hẹp.

Tại huyện Nghi Xuân, bờ sông Lam đoạn qua xã Xuân Lam, mỗi năm bị sạt lở thêm 5 - 7m với chiều dài sạt lở khoảng 1,5km làm mất nhiều ha đất canh tác của hàng chục hộ dân nơi đây. Tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục hiện hữu mỗi ngày vì nơi đây chưa có bờ kè chống sạt lở.

Theo ông Trần Đức Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam: “Tình trạng sạt lở dọc sông Lam qua địa bàn diễn ra nhiều năm nay, bình quân mỗi năm sạt lở sâu vào thêm khoảng 5 - 7m, nhất là những năm có lũ lụt lớn đã thu hẹp đất sản xuất hoa màu của khoảng 50 - 60 hộ dân. Khoảng 5 năm trở lại đây, đất màu của người dân ở khu vực này đã bị sạt lở, sông lấn vào khoảng 3 đến 4 ha”.

Loay hoay kinh phí khắc phục sạt lở đến bao giờ?

Để chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các phương án, tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng của các hồ, đập và một số điểm sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn. Nhưng đến nay, các giải pháp khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra tại địa bàn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp, tu bổ các công trình đã xuống cấp hư hỏng nặng.

Tại huyện Cẩm Xuyên, hai bên bờ sông Rác đoạn chảy qua xã Cẩm Lạc, đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, là hồ chứa nước Sông Rác điều tiết nước để xả lũ khiến hai bên bờ sông Rác bị sạt lở nhiều hơn. Tình trạng sạt lở đã đe dọa nhiều diện tích đất nông nghiệp tại thôn Lạc Thọ và đất ở của người dân thôn Hà Văn (xã Cẩm Lạc).

Trước sự mất an toàn do sạt lở bờ sông Rác ở thôn Hà Văn, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh đã giao cho UBND huyện Cẩm Xuyên triển khai dự án xây dựng bờ kè dài hơn 500m với chi phí hơn 13,8 tỷ đồng, nhằm bảo vệ đất sản xuất, đất vườn, nhà ở cho các hộ dân thôn này. Riêng tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đất nông nghiệp tại cánh đồng Tùng thuộc thôn Lạc Thọ, xã Cẩm Lạc hiện vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Để khắc phục sạt lở phải tốn hàng trăm tỷ đồng để xây dựng bờ kè kiên cố

Ông Hưng, người dân thôn Lạc Thọ cho biết: "Hàng năm, cây cối và nhiều khối đất lớn dọc bờ sông bị cuốn trôi xuống lòng sông Rác. Dù chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo người dân, nhưng tình trạng này không được xử lý dứt điểm, khiến người dân không khỏi lo lắng".

Ông Võ Kim Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lạc cho biết: “Cánh đồng Tùng (thôn Lạc Thọ) có khoảng 20ha đất sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa lũ năm 2021 tình trạng sạt lở trở nên nghiêm trọng hơn với 3 điểm, mỗi điểm dài khoảng 100m, sâu 25 - 30m. Do nền đất khá yếu nên khi nước sông chảy mạnh, cuốn trôi phần đất cát dẫn tới việc sạt lở, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả thì nguy cơ bờ sông Rác “nuốt” đất sản xuất luôn hiện hữu và trở thành nỗi bất an cho người dân, nhất là khi mùa mưa lũ năm nay đang đến gần".

"Để khắc phục tình trạng sạt lở như hiện nay cần nguồn kinh phí rất lớn, ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng trong khi nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp. Hiện địa phương đã kiến nghị lên cấp trên để sớm có phương án xử lý", ông Diệp thông tin thêm.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Trước mắt huyện đang lên phương án di dời 5 hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở tại xã Cẩm Lạc. Còn khắc phục tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đất sản xuất, huyện sẽ tiếp tục bàn phương án…".

Được biết, tỉnh Hà Tĩnh đã lập kế hoạch thực hiện đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 với kinh phí dự kiến 715 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đề nghị Chính phủ có chương trình hỗ trợ ngân sách chống sạt lở bờ sông, bờ biển để hỗ trợ thêm để xử lý các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm với kinh phí ước tính 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay kế hoạch này chưa được thực hiện.

Theo tìm hiểu, từ năm 2020 - 2022, Hà Tĩnh đã trích 27,5 tỷ đồng từ nguồn quỹ phòng chống thiên tai (PCTT) hỗ trợ các địa phương sửa chữa, nâng cấp các công trình PCTT. Bên cạnh đó, năm 2020 và năm 2021, Hà Tĩnh đã được Trung ương hỗ trợ 300 tỷ đồng để khôi phục hạ tầng bị thiệt hại sau mưa lũ, tỉnh đã phân bổ kịp thời cho các địa phương, đơn vị để khôi phục, nâng cấp cơ sở, hạ tầng PCTT.

Đến nay, các giải pháp khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra tại địa bàn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp, tu bổ các công trình đã xuống cấp hư hỏng nặng, vì vậy, về lâu dài chưa có thể ứng phó với những tác động từ thiên nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.

(Còn nữa)

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, khu vực Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C.
Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

(LĐTĐ) Dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiều công nhân vẫn miệt mài thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất lên tới 34 độ C.
Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

(LĐTĐ) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 416 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có bốn khu chế xuất với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha và tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.
Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Nỗ lực quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô

Nỗ lực quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô

(LĐTĐ) Trong những năm qua, tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề cấp bách của thành phố Hà Nội. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm ra những giải pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động