Nghịch lý ở 2 huyện Vũ Quang và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh:

Nhiều hộ dân "khát nước" sạch vì nhà máy nước "đắp chiếu"!

(LĐTĐ) Mặc dù đã xây dựng nhà máy nước sạch nhưng nhiều hộ dân ở 2 huyện Vũ Quang và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang “khát nước”. Vì sao lại có nghịch lý này?
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ kiểm tra tiến độ nhà máy nước thải Yên Xá Hà Nội: Tiếp tục nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch Hà Nội tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước sạch Hà Nội tiếp tục lấy mẫu nước để tiến hành xét nghiệm

Theo phản ánh của người dân, cộng tác viên báo Lao động Thủ đô tiếp cận mục sở thị, tại xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ - nơi đã xây dựng nhà máy nước sạch để cung cấp nước cho người dân do ảnh hưởng từ nguồn nước nhiễm xăng dầu và nước phèn. Tuy đã được Nhà nước cũng như tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng, nhưng sau khi hoàn thành lại không phát huy được vai trò, khiến người dân vẫn chưa được sử dụng nguồn nước nhiều năm qua.

Tại nhà máy nước sạch này chúng tôi ghi nhận phản ánh của người dân, nhiều hạng mục tại nhà máy này đã xuống cấp do bị bỏ hoang nhiều năm nay. Được biết, nhà máy nước sạch này được đầu tư từ năm 2009 với số vốn 5,6 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Công trình do Công ty CP Đầu tư Phát triển Hạ tầng Miền Trung (TP. Hà Tĩnh) thi công. Mục tiêu dự án sẽ cung cấp nước cho hàng trăm hộ dân đang thiếu nước sạch do nhiễm phèn và xăng dầu tại xã Đức Lạng. Nhà máy nước có công suất thiết kế 540m3/ngày, được xây dựng tại đỉnh núi Rú Trí, thôn Sơn Quang. Đơn vị thi công lắp ráp đường ống dẫn nối lấy nước thô từ sông Ngàn Sâu lên để xử lý cấp nước cho dân.

Nhiều hộ dân
Nhà máy nước sạch tại xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ đang bị bỏ hoang.

Ông Lê Minh, người dân nơi đây cho biết, “nhà máy nước sau khi được xây dựng xong từ năm 2011, khi hoàn thành, đưa vào hoạt động mỗi hộ phải đóng thêm 2 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, khi vừa đi vào vận hành được 2 tháng thì công trình bị hư hỏng liên tục rồi dừng cấp nước từ đó đến nay”.

"Vì thiếu nước sạch sử dụng, nhiều hộ dân tại địa phương đã xây dựng bể nước để lấy nước mưa dùng sinh hoạt. Thậm chí có nhiều hộ đầu tư kinh phí khoan giếng sâu hàng chục mét nhưng cũng không sử dụng được do bị nhiễm xăng dầu, nhiễm phèn nặng", ông Minh cho biết thêm.

Ông Nguyễn Đình Chiểu - Chủ tịch UBND xã Đức Lạng thông tin: Công trình khi xây dựng xong được bàn giao cho xã sử dụng được một thời gian ngắn thì hư hỏng, mặc dù sửa nhiều lần nhưng vẫn không hoạt động được. Về nguyên nhân thì rất nhiều, như vị trí lấy nước không phù hợp, mưa lớn lắng bùn, bồi lấp sông Ngàn Sâu dẫn đến tắc đường ống... Chính quyền cũng đã nhiều lần cùng với ngành chức năng khảo sát xây dựng nhà máy mới tại 3 xã Đức Lạng, Đức Đồng và Hoà Lạc lấy nguồn nước từ kênh mương Ngàn Trươi, còn về nhà máy cũ đang đề xuất thanh lý, nếu không thanh lý được cũng để như vậy chứ không còn cách nào khác.

Nhiều hộ dân
Nhiều hạng mục bị bỏ hoang lâu nay, biến thành khối sắt vụn.

Tương tự, tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang vào năm 2013, người dân xã Hương Điền (nay là xã Thọ Điền) đã di dời lên khu tái định cư Khe Ná - Khe Gỗ huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). Tại nơi ở mới, nước giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm sắt nặng nên người dân không có nước sạch để sử dụng. Để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người dân. Ban chuyên trách bồi thường, hỗ trợ tái định cư công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đã đầu tư xây dựng nhà máy nước với tổng mức hơn 6 tỷ đồng.

Đến năm 2017, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, ngay khi đưa vào sử dụng, công trình đã xảy ra tình trạng nước bị rò rỉ nguồn nước, hệ thống lọc còn nhiều tạp chất bẩn không xử lý được, nguồn nước dẫn từ đập vào bể quá bẩn, có mùi tanh hôi không sử dụng được để ăn uống, chỉ dành dùng nước sinh hoạt.

Nhiều hộ dân
Nhà máy nước tại Thọ Điền hoạt động cầm chừng vì nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Ông Nguyễn Thanh Phong sống cách nhà máy nước khoảng chừng 150m cho biết: “Mặc dù khi chuyển về đây tái định cư chúng tôi vẫn nghe cán bộ hứa là điện - đường - trường - trạm và nguồn nước là đảm bảo đầy đủ cho người dân. Vậy nhưng, khi được đầu tư xây dựng nhà máy nước đến nay người dân vẫn không tin tưởng dùng là vì, nước tại nhà máy không được đảm bảo, chỉ dùng để tưới cây, giặt đồ. Còn nước sinh hoạt phải dùng từ giếng đào và nước mưa. Tại đây có khoảng hơn 130 hộ dân tại khu tái định cư không có nước sạch để sinh hoạt. Cách để duy trì cuộc sống là sử dụng nước mưa, nước từ giếng đào và khe suối để nấu ăn, tắm giặt. Về mùa nắng nóng việc thiếu nước sinh hoạt là điều đương nhiên".

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Nhàn - Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết: “Thời gian qua, nhiều lần chính quyền địa phương báo cáo sự việc nguồn nước tại nhà máy nước sạch không đảm bảo lên các đơn vị liên quan để kiểm tra. Tuy nhiên, chất lượng nước hiện đã qua xử lý vẫn không đảm bảo, không thể sử dụng cho việc ăn uống. Việc này, cần có sự đồng bộ từ các ngành chức năng mới giải quyết được”.

Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Quang cho biết: "Trước khi về tái định cư mỗi hộ dân đã được Nhà nước hỗ trợ khoan cho một cái giếng khoan, sau khi về ở người dân lại đề xuất xây dựng thêm nhà máy nước sạch, khi xây dựng xong họ chê nước không đảm bảo, họ không dùng để ăn uống mà dùng tưới cây. Việc khử khuẩn là phải cho Clo vào khử khuẩn nhưng người dân cho rằng nước không đảm bảo mới cho thuốc vào xử lý họ tuyệt đối không dùng ăn, uống. Sắp tới huyện sẽ cấp kinh phí để nâng cấp lên và tuyên truyền họ dùng nước máy mới đảm bảo được vệ sinh, lâu nay người dân cho rằng nước khe suối tốt hơn nên họ vẫn dùng nước khe suối ăn, uống".

Thiết nghĩ, xây dựng nhà máy nước mà người dân không dùng thì phía nhà máy cũng không thu lại được vốn, việc này địa phương nên có nhiều định hướng như tuyên truyền, tập huấn cho người dân hiểu như thế nào là nước sạch, xử lý nước từ đầu nguồn về nhà máy là cần qua cái gì, Clo là thuốc gì... người dân mới nhận thức được. Chứ người dân nơi đây từng sinh sống trong vùng sâu vùng xa, khi về đây tái định cư họ chưa hiểu được sự cần thiết từ nước máy là như thế nào cả. Ngoài ra muốn người dân tin tưởng thì cán bộ địa phương cũng là người đi đầu trong việc sử dụng, đây là việc cần sự đồng thuận từ người dân và chính quyền.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, khu vực Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

(LĐTĐ) Nhiều học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dù chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng mỗi ngày vẫn đến trường bằng xe máy, gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Khi bị Cảnh sát giao thông xử phạt, tạm giữ xe thì các em đều viện nhiều lý do khác nhau.
Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

(LĐTĐ) Dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiều công nhân vẫn miệt mài thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Vì sao dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai chậm tiến độ?

Vì sao dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương nơi dự án đi qua cũng như các Bộ, Ban, ngành Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm đôn đốc thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn chưa thấy chuyển biến nhiều.
Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động