Phí thời gian bàn chuyện lãng phí

- Nhân anh Tài chính kêu ngân sách chưa đáp ứng được việc đề xuất miễn học phí cho cấp học THCS, tớ muốn bàn với chú về chuyện lãng phí. - Lãng phí đã nói mãi rồi mà vẫn phải nói, bác thấy thế nào?
phi thoi gian ban chuyen lang phi Đề cao trách nhiệm
phi thoi gian ban chuyen lang phi Nói căng cũng phải!
phi thoi gian ban chuyen lang phi Đề cao tình người

- Lãng phí đang là quốc nạn, nói đúng quá rồi. Nhưng liệu có vẫn là chuyện nói chỉ cho vui? Em thấy chỉ chuyện lãng phí trong xây dựng cơ bản cũng đáng nói lắm.

- Đáng quá đi chứ. Việc các công trình của ta chậm tiến độ là quá bình thường. Cứ chậm lại xin bổ sung ngân sách, tiền của dân “nhiều như quân Nguyên” lo gì.

- Nói như bác là thiếu trách nhiệm. Tiền ngân sách còn bao việc đáng dùng, như trường học, bệnh viện, an sinh xã hội… còn chưa dám chi thế mà cứ phải vứt vào mấy cái lỗ hổng chậm tiến độ, có phải vô lý quá không?

-Nói vui vậy thôi, chứ tớ cũng thấy nó vô lý lắm. Chẳng cứ chậm tiến độ, thất thoát, ngay chuyện bao công trình xây dựng xong bỏ phí không phát huy hiệu quả cũng quá là lãng phí.. Ấy vậy mà công trình nào cũng vừa khánh thành đã có “sự cố”. Rõ đây đã là “bệnh” khó chữa.

-Đó chỉ là một khía cạnh, nhiều công trình em thấy lãng phí ngay từ sự ra đời của nó. Toàn công trình chục, trăm, ngàn tỷ mà xây xong không phát huy hiệu quả. “Trơ trơ cùng tuế nguyệt”.

-Chú lại muốn nói đến mấy cái nhà máy để “trồng cỏ dại”, mấy cái khu thương mại… chứ gì?

-Vâng. Nhưng lạ hơn nữa là chuyện nhiều địa phương đều muốn xây dựng cổng chào, tượng đài…toàn trăm, ngàn tỷ cả.

- Vậy cũng lạ thật, trong khi ngân sách phải chắt chiu từng đồng để cải thiện an sinh, trợ giúp người nghèo, gia đình chính sách, rồi trăm thứ lo cho dân mà cứ bệnh khuyếch trương hình thức kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy” thế này thì ái ngại quá đi chứ.

-Đấy là chưa kể đến những khu tâm linh mà các tỉnh rào rào thực hiện cũng là lãng phí.

-Thế mấy cái công trình to lù lù xây sai phép, giờ mới phát hiện, xử phá hết cả công trình hoặc các phần sai phép, gần đây nhất là các công trình không phép ở Tràng An, phỏng có lãng phí không?

-Lãng phí quá đi chứ. Nhưng cái lãng phí này phải chấp nhận để giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Có trách là trách cái anh quản lý, một công trình đồ sộ như thế mà để xây xong mới phát hiện ra. Nếu quản lý tốt sẽ không có lãng phí này.

-Quá đúng. Chẳng những lãng phí về tiền của mà lãng phí cả nhân lực, vật lực.

-Nếu cứ suy như bác, em cho là những chuyện thế này còn lãng phí cả niềm tin nữa.

-Nêu qua vài cái lãng phí để thấy việc anh Tài chính không đồng tình với anh Giáo dục đưa vào Luật Giáo dục việc miễn học phí cho cấp THCS, với lý do ngân sách chưa cân đối được, có cái đúng mà cũng có cái còn băn khoăn.

-Ý bác muốn nói, nếu như chuyện đầu tư cho các công trình ngàn tỷ cũng được cân nhắc thế này thì ngân sách đã chả phải chịu mất nhiều khoản, mà từ những khoản này có thể đầu tư cho giáo dục.

-Đấy chính là câu hỏi vì sao đầu tư cho dự án công trình thì dễ, mà đầu tư cho giáo dục, an sinh thì phải cân nhắc.

-Nhân nói đến chuyện các công trình chậm tiến độ, một trong những nguyên nhân gây lãng phí nhất. Em mới nhớ có lần được tiếp xúc với một chủ đầu tư, em đem chuyện này thắc mắc, thì được trả lời do khâu giải phóng mặt bằng chậm. Vì vậy công trình có đội giá là chuyện thường.

-Tay chủ đầu tư này giỏi thật.

-Câu trả lời “xưa như trái đất” mà bác bảo giỏi, quả thật em chả hiểu.

-Này nhé, giải phóng mặt bằng là dính đến dân. Dân trả mặt băng chậm thì dân phải chịu cái khoản đội giá là đúng quá còn gì. Tiền ngân sách cũng từ tiền nộp thuế của dân mà. Mà dân gây lãng phí thì còn đòi miễn phí gì nữa.

-Nói như bác thì em và bác từ nãy cũng lãng phí thời gian để bàn chuyện lãng phí?

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động