Thắp sáng nông thôn mới

Những năm qua, Thủ đô Hà Nội tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện…trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành điện thành phố Hà Nội trong việc chủ động bàn giao, tiếp nhận lưới điện nông thôn và bán điện trực tiếp đến các hộ dân. Với sự chủ động ấy, diện mạo nông thôn Hà Nội đã thay đổi, đời sống tinh thần, vật chất của người dân được nâng lên.
thap sang nong thon moi Xây dựng nông thôn mới đang hướng đến tính bền vững
thap sang nong thon moi Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới

Người dân được mua điện trực tiếp từ Nhà nước

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, vấn đề an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ được thành phố Hà Nội chú trọng quan tâm. Bên cạnh việc xây dựng chương trình nông thôn mới, để phát triển kinh tế địa phương, việc đầu tư xây dựng lưới điện tại khu vực nông thôn được Hà Nội hết sức chú trọng.

Trong đó, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ các tổ chức quản lý điện địa phương, qua hình thức người dân được mua điện trực tiếp từ nhà nước theo giá bán điện do Chính phủ quy định, với nguồn điện chất lượng, an toàn, ổn định...đã mang lại diện mạo mới cho đời sống của người dân.

Bà Hà Thị Tơ, ở thôn Việt Yên (xã Đông Yên, Quốc Oai) chia sẻ: “Kể từ khi được lắp điện đến nay đã gần 30 năm, nhưng vì nhà không có điều kiện nên tôi phải tận dụng đường dây điện chắp nối, lằng nhằng. Vì sống một mình nên mỗi lần mưa bão tôi cảm thấy rất lo lắng, điện thì chập chờn không sáng nổi, đường dây điện thì đứt, gãy liên tục không có ai nối giúp, nhiều hôm mất điện 3 - 4 ngày phải nhờ đến hàng xóm...

Hôm nay, nhìn thấy đường dây điện nhà tôi được thay mới và bảo đảm an toàn, tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm của Tổng Công ty Điện lực thành Phố Hà Nội (EVN Hà Nội), của Công ty Điện lực Quốc Oai và chính quyền địa phương”.

thap sang nong thon moi
Lưới điện nông thôn đã được thay đổi mạnh mẽ từ khi TP Hà Nội mở rộng địa giới hành chính.

Cùng chung niềm vui và cảm kích trước sự quan tâm của ngành điện Hà Nội đối với gia đình mình, bà Tạ Thị Lành ở thôn Đông Hạ (xã Đông Yên, Quốc Oai) cũng chia sẻ: “Nhà tôi trước đây khổ lắm, cái ăn cũng chẳng đủ nói gì đến việc thay mới đường dây điện. Vì thế, nhiều hôm điện yếu không sáng được, tôi phải ăn vội bát cơm không trời tối…Được sự quan tâm của chính quyền, của Công ty Điện lực Quốc Oai và EVN Hà Nội, giờ hệ thống điện nhà tôi được thay mới hết và rất an toàn. Tôi thấy đây là chương trình rất có ý nghĩa của ngành điện và mong muốn sẽ có nhiều gia đình nhận được sự giúp đỡ từ ngành điện như nhà tôi”.

Về các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay, điều khiến chúng ta nhận ra rõ nhất đó chính là bộ mặt nông thôn Thủ đô đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành điện Hà Nội trong việc nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, an toàn cho người dân.

Chạy dọc các con đường, ngõ xóm, không khó để người dân nhận thấy sự đổi thay của ngành điện từ những Trạm biến áp mới, cho đến những đường dây tải điện, cột điện kiên cố, khang trang…để có được sự đổi mới tích cực này, theo đánh giá của những người dân sống tại khu vực ngoại thành Hà Nội, đó là nhờ chính sách hợp lý của Đảng, Nhà nước, của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội.

Và hơn hết, đó là sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên ngành điện Thủ đô trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng, đầu tư, chăm sóc khách hàng… với mục tiêu kéo gần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị và vì quyền lợi của người dân.

Đánh giá cao tinh thần chủ động của ngành điện Hà Nội trong thời gian qua, ông Đỗ Đình Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, trong những năm qua, không chỉ Công ty Điện lực Chương Mỹ mà EVN Hà Nội cũng đã phối hợp rất tốt với chính quyền địa phương trong công tác quản lý và điều hành lưới điện. Đồng thời, tích cực và chủ động trong việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, cũng như chủ động trong các công tác phòng chống thiên tai, bão lũ…qua đó, làm tăng thêm niềm tin yêu của người dân với ngành điện.

Nhân lên những niềm vui

Về các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay, điều khiến chúng ta nhận ra rõ nhất đó chính là bộ mặt nông thôn Thủ đô đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành điện Hà Nội trong việc nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, an toàn cho người dân.

Chạy dọc các con đường, ngõ xóm, không khó để người dân nhận thấy sự đổi thay của ngành điện từ những Trạm biến áp mới, cho đến những đường dây tải điện, cột điện kiên cố, khang trang…để có được sự đổi mới tích cực này, theo đánh giá của những người dân sống tại khu vực ngoại thành Hà Nội, đó là nhờ chính sách hợp lý của Đảng, Nhà nước, của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội.

Và hơn hết, đó là sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên ngành điện Thủ đô trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng, đầu tư, chăm sóc khách hàng…với mục tiêu kéo gần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị và vì quyền lợi của người dân.

Để có được sự tin yêu của người dân ở các khu vực mới sáp nhập về Hà Nội, theo ông Trần Xuân Hùng, Trưởng Ban kế hoạch EVN Hà Nội cho biết, sau khi tiếp nhận quản lý điện từ các địa phương, EVN Hà Nội đã đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện đảm bảo theo Quy hoạch phát triển điện lực được duyệt, xây mới và cải tạo các công trình điện đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, giúp cho tiêu chí về điện trong chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện nhanh, đáp ứng được các quy định về lưới điện nông thôn trên địa bàn Thành phố.

Cũng theo đại diện của EVN Hà Nội, tính từ ngày 1/8/2008 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận được 245 xã toàn bộ và 17 xã một phần, bán điện trực tiếp đến trên 600.000 hộ dân. Ngay sau khi tiếp nhận, để đảm bảo yêu cầu vận hành và kinh doanh bán điện, EVN Hà Nội đã thực hiện cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện, đặc biệt là xóa ngay những điểm lõm, những khu vực chưa có điện thuộc địa bàn các tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tổng giá trị đầu tư trên 1500 tỷ đồng.

Được biết, khi mới tiếp nhận và bàn giao lưới điện tại các địa phương về EVN Hà Nội quản lý, hầu hết lưới điện nông thôn đều trong tình trạng cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành, mất an toàn, tổn thất tới 30%, người sử dụng điện không được mua điện theo giá quy định...Vì thế, để công tác quản lý kinh doanh bán điện tới hộ dân đi vào nề nếp, đảm bảo quản lý an toàn, kinh doanh hiệu quả, giảm dần tổn thất điện năng theo đúng lộ trình của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là nhiệm vụ được EVN Hà Nội ưu tiên hàng đầu.

Theo đó, EVN Hà Nội đã ủy quyền cho các Công ty Điện lực trực thuộc ký hợp đồng dịch vụ điện năng với các tổ chức, cá nhân. EVN Hà Nội đã có văn bản về việc thực hiện bảo lãnh của tổ dịch vụ. Hàng tháng, căn cứ vào kết quả thu nộp (số lượng hóa đơn thu được và thời gian thu nộp) và khối lượng tham gia các công việc khác (nếu có) để các Công ty Điện lực làm căn cứ tính tiền công cho các tổ dịch vụ. Tính đến nay, tổng số tổ dịch vụ điện nông thôn của 8 đơn vị là 90 tổ với hơn 120 người tham gia, số khách hàng tư gia nông thôn trên 150.000 khách hàng…

Đến nay, 100% số hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đều được cung cấp điện từ hệ thống lưới điện Quốc gia với độ tin cậy ngày một tốt hơn. Đặc biệt, vấn đề tổn thất điện năng tại khu vực nông thôn đã giảm mạnh, từ mức 20% - 30% lúc mới tiếp nhận, xuống còn mức 6,2% thời điểm hiện tại.

Có thể thấy, đề án phát triển lưới điện nông thôn của TP Hà Nội đã giúp người dân ở nông thôn giảm thiểu tối đa chi phí, được áp giá đúng quy định của nhà nước đảm bảo hộ sử dụng mua điện theo đúng giá quy định…Điều này rút dần khoảng cách giữa nông thôn và thành phố, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt của người dân và một phần nào góp sức cho việc phát triển kinh tế địa phương. Qua đó, khẳng định vị thế đầu tàu của Thủ đô Hà Nội trong sự phát triển chung của cả nước.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động