Tham gia BHYT: Phao cứu sinh giúp người dân thoát bẫy nghèo
89% dân số tham gia BHYT
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, đến tháng 5/2009 cả nước có 84,5 triệu người dân có thẻ BHYT và đã đạt được tỉ lệ bao phủ là 89%. Có thể nói rằng hiện nay các nhóm đối tượng là người lao động đã tham gia BHYT trên 90% một con số rất đáng khích lệ. Nhóm người hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội thì 100% đã tham BHYT với khoảng 3,1 triệu người có thẻ BHYT. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ bao gồm có hộ cận nghèo, học sinh sinh viên cũng đã có tỷ lệ tham gia xấp xỉ 100%.
Đặc biệt là nhóm thứ 5, là nhóm hộ gia đình mà trước đây được tham gia BHYT dưới hình thức tự nguyện, từ ngày Luật BHYT sửa đổi năm 2014 thì chuyển thành đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng theo hình thức là hộ gia đình, thì đến tháng 5/2019 đã có trên 17 triệu người tham gia. “Những con số trên thể hiện sự quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, cũng như là sự quan tâm người dân trong quá trình tham gia BHYT”, ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam khẳng định.
Tham gia BHYT là chăm lo sức khỏe cho bản thân mình, gia đình và cộng đồng, xã hội. |
Trao đổi về chủ đề “Phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT”, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Độ bao phủ BHYT của chúng ta đã đạt đến 89% cho thấy chúng ta đi trước Nghị quyết của Trung ương về thực hiện chính sách bao phủ BHYT, người dân đã được tham gia vào các chính sách BHYT nâng cao sức khỏe nhân dân bởi họ nhận thấy rằng đây là một chính sách đem lại lợi ích cao nhất đối họ.
“Chúng ta biết BHYT là một chính sách có tính chất chia sẻ chất lượng cao. Đạt được thành quả như vậy chính là sự quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và tổ chức triển khai thực hiện của BHXH Việt Nam. Chúng ta cũng phải đánh giá cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị và chính quyền các địa phương, chúng ta mới được có được kết quả như hôm nay”, ông Lợi khẳng định.
Với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao tổ chức thực hiện chính sách BHYT, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho rằng: BHYT cũng như là các loại hình bảo hiểm khác, đều tuân theo nguyên lý quản lý và chia sẻ rủi ro. Nhưng quản lý rủi ro trong lĩnh vực y tế lại mang một ý nghĩa nhân văn, tầm quan trọng hết sức lớn, bởi vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân và cho chính bản thân mình là rất chính đáng.
Ông Phạm Lương Sơn phân tích, sau 27 năm tham gia BHYT, nhiều người đánh giá BHYT như phao cứu sinh để giúp người dân thoát khỏi bẫy nghèo y tế. Chúng ta hình dung, nhu cầu khám chữa bệnh càng tăng, chi phí ngày càng lớn, công nghệ ngày càng cao thì đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng, mà BHYT chính là sự chung tay đóng góp của cả cộng đồng chung tay với Đảng, Nhà nước để chăm lo cho sức khỏe nhân dân, cũng như sức khỏe của chính bản thân mình.
“Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng BHYT giúp quản lý rủi ro, giúp cho người dân tránh bẫy nghèo y tế, nên rất nên tham gia và cần tích cực tham gia vì cộng đồng và vì chính mình”, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhấn mạnh.
Cần giải pháp đồng bộ
BHYT chính là trụ cột, xương sống và quan trọng của tài chính y tế để chăm lo sức khỏe nhân dân. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bàn về các giải pháp để phát triển đối tượng tham gia BHYT một cách bền vững, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi cho rằng, cần xem lại và bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phải làm thế nào để ngành y tế, cơ sở khám chữa bệnh của chúng ta phải đem lại được sự hài lòng của người dân. Chúng ta phải tự mình thu hút và tạo ra sự hài lòng của người dân đối với chính sách. Điều này rất quan trọng.
Thứ hai, theo ông Lợi, cần bám vào Nghị quyết của Trung ương, chính sách pháp luật. Hiện nay chính quyền địa phương đã vào cuộc với BHYT, BHXH nhưng ở chừng mực nhất định, nhất là lãnh đạo cấp xã, cấp huyện trở lên chưa quan tâm nhiều. Trong quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân các cấp phải giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Trên thực tế là nhiều địa phương có giao, nhưng không kiểm tra, giám sát, không đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, dẫn đến tình trạng có địa phương bao phủ gần hết, có địa phương lại không, có địa phương tỷ lệ bao phủ chậm.
Đặc biệt, trọng trách này không chỉ của ngành BHXH và y tế của đất nước, đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Chúng ta phải vào cuộc với tinh thần trách nhiệm trước hết là vận động đoàn viên, đội, hội viên của mình, thành viên của mình tham gia. Tiếp đến là vận động thành viên khác, cơ quan khác, cho nhân dân để chuyển biến cả hệ thống chính trị. Chúng ta phải làm việc với tinh thần trách nhiệm nhằm chăm lo cho sức khỏe của nhân dân. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rất rõ về vấn đề này.
“Tôi mong rằng người dân thấy được trách nhiệm không phải cho bản thân mình, chăm lo sức khỏe cho mình mà trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, và coi như sự đồng hành của đất nước để chúng ta chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt nhất trong điều kiện có thể”, ông Bùi Sĩ Lợi nhấn mạnh thêm.
Đồng quan điểm trên, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn chia sẻ: Chúng ta đang hướng tới ngày 1/7 là ngày BHYT toàn dân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Là cơ quan được Chính phủ giao tổ chức thực hiện chính sách BHYT, chúng tôi rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể. Đồng thời rất mong nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của đông đảo người dân, các cơ quan thông tin đại chúng để công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc tham gia BHYT được đầy đủ, sâu sắc hơn và hướng tới phát triển chính sách BHYT ở Việt Nam một cách bền vững và đảm bảo được quyền lợi của cộng đồng tham gia BHYT.
Từ góc độ của ngành, ông Phạm Lương Sơn cho rằng: Các giải pháp đồng bộ luôn luôn là mục tiêu đặt ra để chúng ta hoàn thành được bao phủ BHYT toàn dân. BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy chính quyền địa phương để cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc từ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, phải xác định đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH mà còn là nhiệm vụ an sinh xã hội của đất nước, trong đó BHYT là một trụ cột.
Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật, từ Nghị định, Thông tư và những quy định rất cụ thể về mặt chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế từ y tế cơ sở đến y tế chuyên sâu. Vấn đề này BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các ngành liên quan để ngày càng hoàn thiện hơn những văn bản quy định đó.
“Một trong những giải pháp quan trọng ngành đang đẩy nhanh là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình phục vụ. Hiện nay, toàn bộ người tham gia BHYT được quản lý trên hệ thống công nghệ thông tin. BHXH Việt Nam đã có cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, khá chính xác. Đây là nền tảng để từ đó có những tiện ích, phần mềm trở lại phục vụ người dân, phục vụ các bệnh viện; đồng thời phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát hướng tới đảm bảo việc chi trả đúng, đủ cho người dân”, ông Sơn cho biết.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37