Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo
Công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước ngày 15/2/2020 | |
Ra mắt bộ sách giáo khoa lớp 1 "Cánh Diều" | |
Lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật |
Ngày 20/1/2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký Quyết định số 180/QĐ-BGDĐT phê duyệt Danh mục sách giáo khoa môn tiếng Anh lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Có 6 cuốn sách giáo khoa môn tiếng Anh lớp 1 của 3 Nhà xuất bản (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) được phê duyệt.
Theo Bộ GD&ĐT, giống như sách giáo khoa các môn học khác, sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 1 đã trải qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt, khách quan, khoa học của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn tiếng Anh. Hội đồng này, gồm các nhà giáo; cán bộ quản lý giáo dục; nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục; đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan và có đến hơn 1/3 tổng số thành viên là giáo viên môn Tiếng Anh đang giảng dạy tại các trường Tiểu học ở các vùng miền đặc trưng của đất nước.
Cuối tháng 11/2019, Bộ GD&ĐT đã công bố danh mục 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 của 8 môn học và hoạt động giáo dục được sử dụng từ năm học 2020 - 2021 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi đó, sách giáo khoa Tiếng Anh chưa được phê duyệt. (Ảnh minh họa: P.T) |
Việc có nhiều thành viên là giáo viên đang trực tiếp đứng lớp góp phần làm cho công tác thẩm định sách giáo khoa môn tiếng Anh được sát sao, phù hợp với thực tiễn giảng dạy và nhu cầu học tập của học sinh các vùng miền.
Sau 2 vòng thẩm định về chuyên môn của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, 6 bản thảo sách giáo khoa môn tiếng Anh 1 được các Hội đồng đánh giá “Đạt”.
Khi tiếp nhận kết quả thẩm định của các Hội đồng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Vụ, Cục chuyên môn tham mưu thành lập tổ giúp việc gồm các chuyên gia am hiểu về chuyên môn, các nhà quản lí, các giáo viên để tổ chức đọc phản biện sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá là “Đạt”, rà soát lại quy trình việc của Hội đồng, các vấn đề pháp lý...
So với sách giáo khoa các môn học khác, sách giáo khoa môn Tiếng Anh có nhiều đặc thù trong quá trình tổ chức biên soạn. Sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 1 được các tác giả nghiên cứu chương trình môn Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, tham khảo và sử dụng nhiều tài liệu của các tác giả uy tín trên thế giới đến từ các Nhà xuất bản nước ngoài. Các Nhà xuất bản Việt Nam thực hiện việc liên kết, hợp tác đồng sở hữu bản quyền các xuất bản phẩm để được sử dụng nguồn học liệu theo quy định của pháp luật.
Được biết, để có sự quản lí chặt chẽ, đúng pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế, Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu các Nhà xuất bản có sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 1 đề nghị thẩm định thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm: Luật Xuất bản, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp... và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác trong quá trình liên kết, hợp tác bản quyền, phối hợp tổ chức biên soạn, xuất bản.
Bộ GD&ĐT đã báo cáo, tham vấn các cơ quan chuyên môn như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tư pháp về các nội dung liên quan đến tính pháp lí của sách giáo khoa.
6 cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 1 đề nghị thẩm định đều được tổ chức biên soạn từ các tác giả người Việt Nam; có tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu, các xuất bản phẩm từ các Nhà xuất bản nước ngoài, có sự tham gia cố vấn về chuyên môn của các chuyên gia là người nước ngoài và được các Nhà xuất bản Việt Nam thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Sách giáo khoa được các tác giả xây dựng công phu, cẩn thận, tâm huyết, tuân thủ đúng theo quy định của Chương trình theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để biên soạn sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 1. Nhiều bản mẫu sách giáo khoa có quan điểm biên soạn riêng, cấu trúc sách mới, hiện đại, tiếp cận với cách biên soạn sách của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện nhà trường và học sinh tiểu học Việt Nam; bảo đảm tính “mở”, linh hoạt, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng và quy định của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01