Có nên trao quyền để người lao động lựa chọn “thời điểm nghỉ hưu”?
![]() | Tăng tuổi nghỉ hưu: “Không phải cứ bằng nhau mới là bình đẳng” |
![]() | Nhiều lao động vẫn phải làm việc khi đã nghỉ hưu |
![]() | Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng từ năm 2021 |
Tham dự tọa đàm có các chuyên gia: TS Đỗ Ngân Bình - Đại học Luật Hà Nội, thành viên nhóm cố vấn sửa đổi Bộ luật Lao động; bà Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và bà Đỗ Thị Thúy Hương - thành viên HĐQT Công ty Viettronics - Ủy viên thường trực Ban Chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử.
![]() |
Các chuyên gia chia sẻ quan điểm tại buổi tọa đàm |
Mặc dù Hiến pháp (2013), Luật Bình đẳng giới (2006) và Bộ luật Lao động (2012) đều khẳng định mục tiêu không phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bao hàm cả yếu tố cơ hội việc làm, nhưng Bộ luật Lao động hiện hành vẫn tồn tại một số quy định vô hình trung có tính phân biệt đối xử trên cơ sở giới, như những quy định về các nhóm ngành nghề lao động nữ không được phép tham gia hay việc chưa có các quy định cụ thể về đào tạo nghề, hỗ trợ an sinh xã hội và bình đẳng cơ hội cho người lao động.
Trong bối cảnh đó, việc cải thiện khung pháp lý và áp dụng thực tiễn để xóa bỏ phân biệt, đối xử trên cơ sở giới và thúc đẩy bình đẳng trong cơ hội việc làm là hết sức cần thiết. Theo đó, tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bày tỏ quan điểm về bình đẳng giới trong lao động với những vấn đề cụ thể như: Tiếp cận cơ hội công việc, thực hiện chính sách chế độ, công bằng trong tuyển dụng, trả lương...
Bày tỏ quan điểm về tuổi nghỉ hưu của người lao động, bà Đỗ Thị Thúy Hương - thành viên HĐQT Công ty Viettronics cho rằng: Đối với người lao động trên đang làm việc trên các dây chuyền, lao động trực tiếp tham gia sản xuất, cả lao động nam và nữ đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu.
“Về mặt giới tính, tôi cho rằng không nên phân biệt giữa lao động nam và nữ, mà tôi cho rằng độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ nên bằng nhau. Và tôi cho rằng đến một mức nào đó, nếu người lao động muốn nghỉ hưu thì cũng có thể tạo điều kiện để người lao động có thể lựa chọn”, bà Hương bày tỏ.
Đứng từ góc độ đại diện cho người lao động, bà Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng: Pháp luật nên xem xét lại nhu cầu nghỉ hưu sớm của lao động nam. Quan điểm về bình đẳng của người lao động thật sự quan trọng. Họ cần được trao quyền, họ cần có diễn đàn để nói, và vai trò của truyền thông cũng rất quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới.
Đồng tình với quan điểm của các chuyên gia về việc người lao động cần có quyền lựa chọn tuổi nghỉ hưu (đứng trên phương diện quan điểm cá nhân). Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ pháp luật lao động, TS Đỗ Ngân Bình - Đại học Luật Hà Nội, thành viên nhóm cố vấn sửa đổi Bộ luật Lao động đặt vấn đề: Khi đặt điều luật trên trong tổng thể luật pháp, thì việc để người lao động được lựa chọn quãng thời gian tuổi nghỉ hưu sẽ không đơn giản. Nếu văn bản luật để người lao động có quyền lựa chọn tuổi nghỉ hưu trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ từ 55-60 tuổi), khi đó, doanh nghiệp sẽ luôn rơi vào trạng thái bị động về nhân lực, vì không biết người lao động sẽ nghỉ khi nào.
TS Đỗ Ngân Bình phân tích thêm: Nếu trong luật có ghi rõ "Người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng khi người lao động tới độ tuổi nghỉ hưu" thì rõ ràng không thể thống nhất ngay từ đầu trong hợp đồng được, trong trường hợp họ được lựa chọn một khoảng tuổi nghỉ hưu, như thế là trái với luật rồi. Vì vậy, vấn đề này cần được tính toán và cân nhắc trong tổng thể chính sách và pháp luật về lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Công an tỉnh Đồng Nai lập nhiều thành tích trong đợt ra quân trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Tổ chức lại nút giao thông Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến

Thị trường chứng khoán trong nước khởi sắc sau tin Mỹ hoãn áp thuế

Infographic: Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”
Tin khác

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức
Việc làm 08/04/2025 06:00

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc
Việc làm 05/04/2025 18:24

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Việc làm 02/04/2025 21:59

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông
Việc làm 02/04/2025 09:18

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam
Việc làm 28/03/2025 14:12

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 26/03/2025 16:40

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực
Việc làm 26/03/2025 16:19

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi
Việc làm 25/03/2025 09:46

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm
Việc làm 25/03/2025 06:37