Tăng môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020: Nâng chất lượng đầu vào

(LĐTĐ) Trước việc Hà Nội tăng từ 2 lên 4 môn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 – 2020, nhiều học sinh và phụ huynh tỏ ra lo lắng khi áp lực thi tuyển gia tăng. Để học sinh “chạy nước rút” hiệu quả, nhiều trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn đã chủ động lên kế hoạch ôn thi cho học sinh.
tang mon thi tuyen sinh vao lop 10 thpt nam hoc 2019 2020 nang chat luong dau vao Hà Nội công bố đề thi tham khảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
tang mon thi tuyen sinh vao lop 10 thpt nam hoc 2019 2020 nang chat luong dau vao Tổ chức ôn tập phục vụ đổi mới thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Gia tăng áp lực

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 của UBND TP Hà Nội, năm học 2018 – 2019, dự kiến toàn thành phố Hà Nội có 101.460 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS, theo dự kiến khoảng 60% đến 62% số học sinh tuyển vào các trường THPT công lập, 20% số học sinh tuyển vào trường THPT tư thục, 10% số học sinh tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên và từ 8% đến 10% số học sinh tham gia học nghề. Như vậy, năm học 2019 – 2020, dự kiến các trường THPT công lập ở Hà Nội sẽ tuyển khoảng 60.900 đến 62.900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm học 2018-2019).

Theo ghi nhận, dù thời gian từ nay đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 – 2020 còn khá dài, tuy nhiên, việc tăng số môn thi lên gấp đôi và môn thi thứ 4 đến tháng 3/2019 mới được công bố đã khiến việc học của nhiều học sinh gặp xáo trộn. Cụ thể, ngoài học 3 môn thi đã biết, các em học sinh còn phải học đều các môn trong nhóm 6 môn được quy định sẽ chọn một làm môn thi.

tang mon thi tuyen sinh vao lop 10 thpt nam hoc 2019 2020 nang chat luong dau vao
Các em thí sinh tranh thủ ôn tập trước khi vào phòng thi THTP năm 2018.

Chính vì vậy, ngay từ hiện tại, rất nhiều trường THCS trên địa bàn Hà Nội, cả thầy và trò đều đang gấp rút thực hiện song song giữa việc vừa học kiến thức mới vừa ôn tập. “Kể từ lúc biết thông tin, chúng em đã bắt đầu ôn luyện theo hướng dẫn của các thầy cô. Hiện tại cá nhân em vẫn còn nhiều lo lắng nhưng em sẽ cố gắng học tập và thi thật tốt” – em Nguyễn Thành Nam (học sinh Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) chia sẻ.

Được biết, trong khi chờ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố đề thi minh họa, nhiều đơn vị đã chủ động triển khai kế hoạch để học sinh có thêm cơ hội làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Chẳng hạn, tại quận Hoàn Kiếm, Phòng GD&ĐT quận đã tổ chức tập huấn, hỗ trợ các trường THCS xây dựng bộ đề kiểm tra các môn để giúp học sinh làm quen với hình thức và kỹ năng làm bài trắc nghiệm.

Chia sẻ về vấn đề này, cô Trương Thị Thu Hiền (Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy), việc thay đổi hình thức thi như năm nay của Sở GD&ĐT chắc chắn gây vất vả, bỡ ngỡ cho cả phụ huynh lẫn học sinh. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì mọi khó khăn đều khắc phục được. “Nhà trường đã lên kế hoạch học tập, định hướng cho học sinh từ trước kỳ nghỉ hè. Đến khi vào năm học lại có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp” – cô giáo Trương Thị Thu Hiền cho biết.

Cũng theo Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên, từ trước đến nay, trừ các môn Ngữ Văn, Toán và Tiếng Anh, các đề kiểm tra của nhà trường bao giờ cũng có tối thiểu 30% là trắc nghiệm. Sắp tới thi 100% trắc nghiệm, nhà trường sẽ thay đổi dần dần, chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm trong các bài kiểm tra để học sinh làm quen với hình thức thi mới.

Đồng thời, nhà trường cũng có kết hợp làm phần mềm đảo trộn phần thi trắc nghiệm ở các môn để học sinh thuần thục hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng đề kiểm tra sẽ dựa trên 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Sau những bài kiểm tra định kỳ sẽ rút kinh nghiệm và lên kế hoạch dạy kèm luôn cho học sinh, đặc biệt là ở môn ngoại ngữ.

Đảm bảo tính tự nguyện

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, đối với việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, các trường cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu xây dựng ma trận đề gồm câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Cần tổ chức nghiêm túc các khâu biên soạn, phê duyệt đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá trong thi và kiểm tra, đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh về việc ôn tập phục vụ đổi mới phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT 2019. Các trường và tổ bộ môn phải xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh, thông báo tới cha mẹ học sinh trên tinh thần sắp xếp thời gian hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đạt hiệu quả nhưng không gây quá tải. Việc tổ chức dạy thêm, học thêm (nếu có) để phục vụ ôn tập phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, UBND thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội; đặc biệt phải đảm bảo tính tự nguyện của học sinh và sự hiệu quả của nội dung dạy học.

Trong công tác chuẩn bị cho việc đổi mới thi tuyển sinh vào lớp 10, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu tổ chức tốt công tác tuyên truyền trong Hội đồng giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về những đổi mới trong phương thức tuyển sinh với hình thức thi tuyển theo Quyết định số 5417/QĐ-UBND; lưu ý một số nội dung tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên. Đồng thời, rút kinh nghiệm công tác tổ chức kì thi tuyển sinh vào 10 năm học 2018 - 2019 về quá trình tham gia kì thi của cán bộ, giáo viên, nhân viên; chất lượng học tập, ôn luyện và phân tích số liệu về kết quả thi của đơn vị.

Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành Văn bản số 4568/SGDĐT-GDPT về việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá trong năm học 2018 – 2019 cấp THCS. Trong đó, có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức ôn tập phục vụ đổi mới thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Theo đó, trong việc tổ chức ôn tập cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận/huyện/ thị xã chỉ đạo các nhà trường và tổ nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh; quan tâm đến học sinh có học lực yếu, kém, học sinh chưa chăm.

Kế hoạch này phải thông qua Ban Giám hiệu và thông báo tới học sinh, cha mẹ học sinh. Đồng thời hướng dẫn ôn tập cho học sinh phải bám sát chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú ý phân hoá các đối tượng theo học lực để hướng dẫn ôn tập rèn kỹ năng làm bài. Hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập với ôn theo nhóm và ôn tập trung cả lớp; tránh học lệch, học tủ. Kết hợp tự kiểm tra, đánh giá của học sinh với kiểm tra, đánh giá của nhóm, lớp và toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập để điều chỉnh cho phù hợp.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động