Tăng cường trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán trở về

(LĐTĐ) Thời gian qua, mặc dù số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (TGPL) cho nạn nhân bị mua bán sau khi trở về chưa nhiều, nhưng nhiều người đã được trợ giúp kịp thời.  
tan cuong tro giup phap ly cho nan nhan bi mua ban tro ve Phải tăng cường trợ giúp pháp lý
tan cuong tro giup phap ly cho nan nhan bi mua ban tro ve Tạo điều kiện cho việc triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý
tan cuong tro giup phap ly cho nan nhan bi mua ban tro ve Tổ chức, hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Đổi mới để phát triển
tan cuong tro giup phap ly cho nan nhan bi mua ban tro ve Trợ giúp pháp lý: Phải đến được công nhân, người dân vùng xa

Theo Cục TGPL - Bộ Tư pháp, thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình, Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 420/QĐ-BTP ngày 14/3/2016 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Tư pháp giao cho Cục TGPL là đơn vị đầu mối xây dựng tài liệu truyền thông và tổ chức tập huấn cho trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên là luật sư về kiến thức và kỹ năng TGPL cho nạn nhân bị mua bán trở về.

Đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nhu cầu TGPL của nạn nhân bị mua bán để tăng cường hiệu quả TGPL đối với nạn nhân; phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước các tỉnh/thành phố thực hiện TGPL cho nạn nhân bị mua bán trở về.

tan cuong tro giup phap ly cho nan nhan bi mua ban tro ve
Ảnh minh họa (PLVN)

Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về TGPL cho nạn nhân bị mua bán trở về, các Trung tâm TGPL nhà nước còn tập trung vào việc thực hiện các vụ TGPL theo các hình thức tư vấn, tham gia tố tụng và các hình thức khác trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính cho nạn nhân bị mua bán trở về.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 đến hết năm 2017, Trung tâm TGPL tỉnh, thành phố đã TGPL miễn phí cho 188 nạn nhân bị mua bán, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Trong đó, 50% TGPL theo hình thức tư vấn pháp luật, 40,9% theo hình thức tham gia tố tụng, 8,5% theo hình thức khác.

Cục TGPL đánh giá, mặc dù số lượng vụ việc TGPL cho nạn nhân bị mua bán do các Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện trong thời gian qua chưa phải là nhiều, nhưng nhiều nạn nhân đã được trợ giúp kịp thời để tháo gỡ những vướng mắc pháp luật khi trở về địa phương, đòi bồi thường thiệt hại cho nạn nhân hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Qua những vụ việc cụ thể này đã giúp nạn nhân và người thân của họ cũng như cộng đồng và xã hội hiểu biết hơn, tin tưởng hơn vào chính sách, các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về phòng, chống mua bán người, các thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người ở trong nước và nước ngoài, trên cơ sở đó nâng cao ý thức cảnh giác, biết cách tự phòng ngừa và chống lại tội phạm mua bán người.

Đồng thời, giúp các nạn nhân hiểu và tin tưởng hơn vào chính sách nhân đạo và chính sách TGPL nhà nước; vào năng lực của các Trung tâm TGPL nhà nước, các Trợ giúp viên pháp lý.

Đặc biệt, nhiều Trợ giúp viên pháp lý, luật sư được cử tham gia bào chữa hoặc đại diện cho nạn nhân tại các phiên tòa đã kịp thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bị mua bán, bảo đảm công lý, mang lại thiện cảm và niềm tin vào tổ chức TGPL nhà nước cũng như đội ngũ người thực hiện TGPL. Một số nạn nhân được TGPL đã tham gia tích cực cùng với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan chung tay góp phần đẩy lùi tội phạm mua bán người…

Để nâng cao hiệu quả công tác TGPL cho nạn nhân bị mua bán trở về, thời gian tới, Cục TGPL sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông về TGPL và phòng, chống mua bán người; cung cấp số điện thoại đường dây nóng, danh sách địa chỉ, số điện thoại của người thực hiện TGPL, Trung tâm và Chi nhánh, các tổ chức tham gia TGPL.

Tiếp tục nâng cao năng lực của người thực hiện TGPL, không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng TGPL mà còn cần hiểu biết về tâm lý và cách thức tiếp cận, trao đổi với người được TGPL là nạn nhân bị mua bán. Bố trí địa điểm tiếp phù hợp cho nạn nhân bị mua bán người để họ trình bày cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khi họ có yêu cầu được tiếp riêng.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động