Trợ giúp pháp lý: Phải đến được công nhân, người dân vùng xa
Xã hội hóa có khả thi?
Theo ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình), để tăng cường công tác trợ giúp pháp lý, Dự thảo Luật đã đề cập đến vấn đề xã hội hóa. Tuy nhiên, tại các Điều 11, 12, 13, 14 chỉ có hai trường hợp được đẩy mạnh xã hội hóa, đó là tổ chức hành nghề luật sư và trung tâm tư vấn pháp luật, các đối tượng khác không được phép. Quy định như vậy, không thể nói là xã hội hóa được. Nếu xã hội hóa dự thảo phải mở rộng các đối tượng được tham gia, kể cả các hoạt động thiện nguyện hay bảo vệ lợi ích của các đoàn viên, hội viên của mình.
Công nhân lao động là một trong những nhóm đối tượng cần hỗ trợ pháp lý. |
Cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Tư pháp về việc có mấy chục chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không có trợ giúp viên, không có trưởng chi nhánh, song trong dự thảo Luật không tiếp tục quy định về hình thức hoạt động của các chi nhánh này. Tại sao khi không có tư vấn viên, không có trợ giúp viên mà lại thành lập chi nhánh? Không vì một vài trường hợp như thế để bác bỏ tất cả chi nhánh đang hoạt động hiệu quả tốt và là tâm nguyện của rất nhiều người gắn bó với hoạt động trợ giúp pháp luật. Vì vậy, vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dự án trên cơ sở làm rõ địa vị pháp lý của Chi nhánh thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý các địa phương để bảo đảm nhu cầu trợ giúp pháp lý cũng như quyền được tiếp cận công lý của các đối tượng yếu thế.
Chính sách của chúng ta rất nhân văn, đặc biệt với đối tượng chính sách. Bởi vậy, Ban soạn thảo mong muốn cho quay trở lại đúng bản chất của trợ giúp pháp lý là cho những đối tượng được xác định rõ ràng; phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với quy định pháp luật các nước. Chúng ta đang cố gắng để người nghèo, đối tượng chính sách, những người được thụ hưởng pháp lý được một dịch vụ pháp lý về cơ bản sẽ được tiến tới như một con người bình thường. Tương tự, liên quan đến chất lượng thì trình độ và yêu cầu đối với Trợ giúp viên pháp lý hiện có khoảng 600, hầu hết đã đạt tiêu chuẩn chỉ thêm quy định về tập sự. Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long |
Cần có chi nhánh trợ giúp pháp lý ở địa bàn khó
Cũng liên quan đến vấn đề này, ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) đồng tình cao với Chính phủ về ý tưởng xây dựng một mô hình trợ giúp pháp lý (TGPL) tinh gọn, chuyên nghiệp hóa và chất lượng cao. Việc thu gọn phạm vi TGPL, thu gọn cộng tác viên và nhất là việc cắt các chi nhánh TGPL từ lâu được coi là chân rết của trung tâm TGPL thực sự là một ý tưởng rất mạnh dạn, sẽ giảm bớt đi quyền lợi của ngành. Tuy nhiên, đứng ở góc độ lợi ích chung, lợi ích của Nhà nước cũng như của người dân ĐB Trang cho rằng “rất có lợi”.
Còn đại biểu Nguyễn Văn Luật, Kiên Giang cũng tán thành tinh gọn nâng cao hiệu quả tổ chức TGPL của nhà nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và nâng cao hiệu quả công tác TGPL. Dự thảo luật không quy định chi nhánh với tư cách là một tổ chức của trung tâm TGPL cũng như việc thành lập mới các chi nhánh, quy định như vậy là hợp lý.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị, các trung tâm TGPL phải đổi mới phương thức TGPL thông qua việc tổ chức lại cách thức tiếp cận yêu cầu TGPL, tổ chức lại địa điểm cho người được TGPL dễ dàng tiếp cận có thể thực hiện tại trụ sở của tổ chức đó hoặc tăng cường TGPL lưu động.
Đại biểu K’Choi, Đăk Nông, cho rằng, việc tinh gọn tổ chức thực hiện TGPL của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL là phù hợp với chủ trương tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục duy trì hình thức chi nhánh của trung tâm TGPL Nhà nước đã được thành lập trước đây thì vẫn cần phải quy định trong luật làm cơ sở hợp lý cho các tổ chức này hoạt động. Ở một số tỉnh miền núi, địa bàn đi lại gặp nhiều khó khăn cần tiếp tục tổ chức chi nhánh của trung tâm TGPL.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33