Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây truyền sang người
![]() | Dập tắt dịch cúm gia cầm H5N1 tại Hà Tĩnh |
![]() | Bộ Y tế thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành phòng cúm gia cầm |
![]() | Hà Nội dự kiến 4 tình huống ứng phó với virus cúm gia cầm |
Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu tháng 10 đến nay, đã ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N6), A(H5N1) trên gia cầm trên địa bàn một số tỉnh: Nam Định, Tuyên Quang, Thái Bình. Trước thông tin trên, để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Sở y tế trên khẩn trương triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh dịch.
![]() |
Tuyệt đối không được ăn gia cầm ốm, chết (Ảnh Dantri) |
Cụ thể tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao. Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.
Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị các Sở y tế sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2015 đến nay Việt Nam không ghi nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm nào trên người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người, đặc biệt từ nay đến cuối năm, Cục Y tế dự phòng, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

MU và Man City bất phân thắng bại

Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37