Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết | |
Sở Y tế Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại quận Ba Đình | |
Thắt chặt an toàn thực phẩm |
Năm 2019, các phòng, ban, ngành, địa phương trên địa bàn quận Tây Hồ đã có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cùng đoàn công tác đi thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Tây Hồ. |
Toàn quận có 8/8 chợ, 100% các chợ đều bố trí địa điểm kinh doanh mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống, có đầy đủ nước sạch và địa điểm phù hợp; 95% các hộ trong chợ thực hiện ký cam kết an toàn thực phẩm. Trên địa bàn quận không có tụ điểm chợ cóc, chợ tạm được phản ánh trên các phương tiện đại chúng.
Quận đã đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm, kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm từ quận đến phường để đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện liên tục, hiệu quả.
Đồng thời, quận Tây Hồ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Đặc biệt, quận Tây Hồ đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong các dịp trọng điểm như các dịp lễ, tết, các ngày hội lớn, Tháng hành động, Tết Trung thu... để tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở nên ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn. Qua đó, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Cụ thể, trong năm qua, đoàn liên ngành quận đã tiến hành kiểm tra 320 cơ sở; 8 phường kiểm tra 1.195 cơ sở; đoàn kiểm tra chuyên ngành giám sát hơn 1.072 lượt. Qua kiểm tra, các lực lượng chức năng đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính 486 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 700 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy các hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để triển khai hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, quận Tây Hồ đã tiếp tục triển khai các mô hình điểm về an toàn thực phẩm như: Mô hình tuyến phố Tô Ngọc Vân và xây dựng mới tuyến phố Trích Sài là tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát theo đúng tiến độ; mô hình an toàn thực phẩm tại tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn, an toàn thực phẩm tuyến phố văn minh Nghi Tàm; các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn…
Bên cạnh đó, quận cũng đã rút ngắn quy trình cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm ngành Y tế từ 13 ngày xuống còn 11 ngày; không có hồ sơ chậm muộn. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ký cam kết an toàn thực phẩm toàn quận đạt 97,3%.
Cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. |
Nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cả cộng đồng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, quận Tây Hồ đã chú trọng thực hiện tuyên truyền, giáo dục đảm bảo an toàn thực phẩm với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như in và cấp phát tờ rơi hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng biết cách chọn mua, chế biến...
Qua đó, đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nâng cao nhận thức và ý thức người dân, của chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Nhiệm vụ trong tâm năm 2020 đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, quận Tây Hồ sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Trong đó, tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống phục vụ tết Dương lịch và tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, tết Trung thu, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Đồng thời, quận sẽ theo dõi thường xuyên di biến động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố; tăng cường công tác quản lý, tiếp tục tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu sử dụng trong các dịp lễ, tết và phòng chống các bệnh lây qua con đường thực phẩm góp phần bảo vệ tốt sức khỏe nhân dân.
Trên địa bàn quận Tây Hồ hiện có 1.635 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trong đó, ngành Y tế quản lý 778 cơ sở, công thương quản lý 429 cơ sở, nông nghiệp quản lý 431 cơ sở; phân theo cấp quản lý, thành phố quản lý 120 cơ sở, quận quản lý 320 cơ sở, phường quản lý 1.195 cơ sở. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00