Nâng cao đời sống nông thôn góc nhìn từ Sơn Tây

Tăng chất lượng sống, tạo sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Công cuộc xây dựng nông thôn mới suy cho cùng đích đến vẫn là nâng cao được chất lượng sống, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để khẳng định vai trò, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự tiên phong của tổ chức Đảng.
tang chat luong song tao sinh ke ben vung Sơn Tây ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông
tang chat luong song tao sinh ke ben vung Chung sức, đồng lòng trong xây dựng nông thôn mới
tang chat luong song tao sinh ke ben vung Công bố nhãn hiệu mật ong Kim Sơn
tang chat luong song tao sinh ke ben vung
Hiện trên địa bàn thị xã Sơn Tây đang hình thành mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Mật ong Kim Sơn là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thị xã. Ảnh: Luyện Đinh

Nâng cao chất lượng sống

Theo bà Phạm Thị Thanh Mai, Thành ủy viên, Bí thư Thị ủy Sơn Tây, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, trong đó Thị ủy đã ban hành Chương trình số 04-CTr/TU ngày 30/5/2016 về đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội thị xã giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025.

Kết quả, tính riêng 5 năm qua, kinh tế thị xã tăng trưởng khá và chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt tỷ lệ 9,8%/năm; cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 44,1%; dịch vụ chiếm 44,3%; nông nghiệp chiếm 11,6%; Thu nhập bình quân/đầu người đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/năm (tăng 16 triệu đồng so với năm 2015).

Đáng chú ý, thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Minh chứng dễ thấy, 6/6 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí (tăng 14 tiêu chí so với năm 2010); cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư khang trang sạch đẹp, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được đẩy mạnh, hình thành một số mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao… góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.

Theo tìm hiểu, một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã đạt kết quả cao như: Hoàn thành chương trình dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, vượt kế hoạch thành phố giao 52,93ha; 100% đường giao thông trục xã, liên xã, 100% đường liên thôn, trục thôn được cứng hóa; 96,3% đường giao thông thôn xóm được kiên cố hóa; 100% trạm y tế các xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 87,5% người dân tham gia bảo hiểm y tế…

97,1% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm; đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 0,3%.

Nhằm tạo bước chuyển căn bản trong sản xuất nông nghiệp, thị xã Sơn Tây đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai một số mô hình mới, như: Trồng hoa, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa, nhất là vận động nông dân chuyển sang chăn nuôi đà điểu và trồng cây gai, bởi các mô hình này cho thu nhập cao, ổn định. Đồng thời, thị xã tích cực hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản, tạo điều kiện cho chuyển đổi, mở rộng quy mô sản xuất, từng bước giúp nông dân vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp…

Lan tỏa phong trào sâu rộng

Tham quan tìm hiểu thực tế tại một số mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp như: Nuôi gà mía, nuôi ong và các nghề thủ công truyền thống như làm bánh kẹo... ở các địa phương thuộc Sơn Tây, chúng tôi nhận thấy trên địa bàn thị xã đã bước đầu hình thành mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh mô hình liên kết trong chăn nuôi, tiêu thụ gà mía của Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà mía Sơn Tây còn có thêm mô hình liên kết nuôi ong lấy mật của Tổ hợp tác ong mật Kim Sơn. Sản phẩm gà mía Sơn Tây, mật ong Kim Sơn là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thị xã.

Định hướng phát triển thị xã Sơn Tây đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Thương mại dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 53%, công nghiệp xây dựng chiếm 45% và nông nghiệp chiếm 2,0%. Đến năm 2030, dịch vụ chiếm 62,5%, công nghiệp xây dựng chiếm 37% và nông nghiệp là 0,5%. Đến năm 2030, xác định du lịch sẽ là ngành kinh tế trọng tâm của thị xã Sơn Tây. Riêng về định hướng phát triển không gian nông thôn, thị xã Sơn Tây chú trọng thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp kỹ thuật cao, năng suất cao, giảm số lượng lao động nông nghiệp. Phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp sinh thái. Khai thác lợi thế về các vùng cảnh quan thiên nhiên, công trình di tích như khu vực hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, đầm Được tạo thành các khu vực dịch vụ, du lịch cao cấp thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn nói riêng, thị xã nói chung. Đặc biệt hình thành khu du lịch, dịch vụ vui chơi giản trí cao cấp tại khu vực hồ Đồng Mô, đây sẽ là điểm du lịch thu hút lượng khách lớn trong và ngoài nước. Hình thành các cụm đổi mới đồng thời là khu trung tâm các xã: Đường Lâm, Xuân Sơn, Kim Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông, Cổ Đông để hỗ trợ sản xuất đối với làng nghề, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển hạ tầng xã hội.

Ở Sơn Tây, Đường Lâm cũng là một trong những địa phương có nhiều dấu ấn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Về Đường Lâm bây giờ, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nhất là các hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh. Trong xã, các hộ dân được khuyến khích phát triển kinh tế, phát triển các mô hình trang trại như: Nuôi gà mía, nuôi bò sữa… Qua đó, đời sống của nhân dân đã khá lên.

Nói sâu về kinh nghiệm đúc rút được từ quá trình xây dựng nông thôn mới ở Đường Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Phan Văn Lợi cho rằng, xây dựng nông thôn mới mục đích cao nhất là đời sống người dân phải đi lên rõ rệt. Vì vậy, mọi việc trước tiên là để mỗi gia đình, mỗi hộ dân có đời sống ấm no và phát triển hơn.

Còn theo ông Chu Quang Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Kim Sơn, công tác tuyên truyền đối với nhân dân rất quan trọng, công tác dân vận phải làm rất tốt thì quá trình xây dựng nông thôn mới sẽ thực sự hiệu quả và san sẻ bớt những khó khăn. Khi tiến hành những hạng mục của xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã cử từng cán bộ xuống các chi bộ thôn, cùng tham gia họp, vận động bà con để bà con hiểu về vai trò của mình với việc xây dựng nông thôn mới.

Cán bộ cùng với nhân dân họp bàn, đưa ra phương án đóng góp phù hợp nhất, nhân dân ai có nguồn có thể đóng góp thêm, ai hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn thì có thể thu dưới mức đã thống nhất, thay vào đó, dân góp công, góp ngày làm.

Rõ ràng, từ thực tế triển khai phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới” ở nhiều địa phương thuộc Sơn Tây đã chứng minh, để công cuộc xây dựng, phát triển nông thôn đi vào thực chất, chiều sâu phải phát huy được tính tiên phong, trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Gắn mình với cơ sở, gần dân, bên cạnh dân, không phải là những khái niệm chung chung mà còn được thể hiện ở việc thực hiện, nói đi đôi với làm, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở, nông thôn Sơn Tây đã có những đổi thay căn bản và toàn diện. Thời gian tới, các xã xây dựng nông thôn mới ở Sơn Tây sẽ tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí cơ bản đạt, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, để các làng, các xã trên địa bàn thực sự là nông thôn mới và nông thôn văn hóa.

Luyện Đinh – Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

(LĐTĐ) Vòng 17 Premier League diễn ra trong sự thất vọng của cổ động viên MU, trong khi đó, Liverpool đã kiếm được 3 điểm trọn vẹn trên sân Tottenham để chắc ngôi đầu bảng.
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động